18 tháng 11, 2008

KHI NGHE NHƯ GIÓ THOẢNG NGOÀI - KHI MAU SẦM SẬP NHƯ TRỜI ĐỔ MƯA

Free VIETNAM MySpace Cursors at www.totallyfreecursors.com


VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC QUÊ HƯƠNG CHÚNG TÔI

XEM PHIM VỀ NGỰA


ALBUM SINH NHẬT BÉ TRÂM LẦN THỨ SÁU 19/8/2008

TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG CỦA TỔ QUỐC THÂN YÊU CÓ NHỮNG LOÀI HOA NGHE RẠO RỰC LÒNG NGƯỜI, CÓ NHỮNG LOÀI HOA KHOE RẠO RỰC SẮC HƯƠNG...

XEM TRÍCH ĐOẠN CA NHẠC TÂY DU KÝ







XEM TRANH THUỶ MẶC

LỬA HẠ TÔ VÀNG MẤY KHÓM CÂY- NHƯNG CÂY ĐỢI GIÓ LÁ KHÔNG LAY- ĐƯỜNG XA NẮNG GẮT AI ĐI ĐÓ- UỂ OẢI NHƯ SAU GIẤT NGỦ NGÀY!


ANH YÊU EM NHƯ ĐÔNG VỀ NHỚ RÉT-TÌNH YÊU TA NHƯ CÁNH KIẾN HOA VÀNG-KHI XUÂN ĐẾN CHIM RỪNG LÔNG TRỔ BIẾC- MÙA XUÂN LÀM ĐẤT LẠ HÓA QUÊ HƯƠNG

NHỮNG HÌNH ẢNH ANH EM TẠI CÔNG TY

NHỮNG HÌNH ẢNH KỸ NIỆM VỀ LỚP 12D THÂN YÊU





Bài hát KỸ NIỆM NÀO BUỒN gợi nhớ những kỹ niệm những ngày còn là học trò ở lớp 12D Trường PTTH Nghĩa Hành.

Bài Thơ Áo Trắng
Áo trắng đâu rồi, áo trắng ơi ?
Còn mây răng sún ở bên trời
Còn trăng cong cớn me chua ấy
Còn tối tan trường ai bám đuôi .

Áo trắng đâu rồi, áo trắng đây
Gió kia mười bẩy có khi gầy
Ngôi sao trứng cá còn e ấp
Nắng dậy thì ai mắt chớm ngây .

Áo trắng nhìn gương ngỡ nhỏ nào
Trời xanh đẹp quá chợt làm cao
Bạn trai ngồi cạnh thành cây sậy
Chạm mặt vờ quay chẳng dám chào .

Ngoảnh lại còn mây áo trắng bay
Thời gian tình bạn vẽ lông mày
Trái tim đừng bẻ ô mai sớm
Sợ dấu môi hồng phai gió may .
Tác giả: Trần Mạnh Hảo


Phượng Buồn Thuở Ấy

Tôi viết bài thơ thuở học trò
Thuở hồn chớm mộng, mắt vương mơ
Thuở đời quên bỏ từng tuổi lớn
Thuở biết tình yêu, buồn vu vơ .

Thuở ấy thời gian đẹp tháng ngày
Và tâm hồn nữa, cũng đổi thay
Mang hồn sách vở đi vào lớp
Gửi mộng và thơ ở lại ngoài .

Em - chim sẻ nhỏ giữa sân trường
Đời em còn rộn những hồi chuông
Hồn em còn đẹp như màu áo
Đâu biết tình tôi đã nhớ thương.

Tôi vẫn thầm riêng một góc chờ
Đường em đi hoa lá thành thơ
Tôi ngơ ngẩn đợi em về muộn
Áo trắng nguyên màu em có mơ ?

Rồi bỗng dưng trăm cánh phượng hồng
Nở vào mùa hạ, nở bâng khuâng
Tôi ép tặng em màu hồng ấy
Để những mùa sau mỏi mắt trông.

Thuở ấy mùa thu hay mùa xuân ?
Thuở ấy qua đi chỉ một lần
Bây giờ mùa hạ bao nhiêu phượng
Nở hết vào tôi một nỗi buồn.
Tác giả: Tạ Văn Sĩ

ALBUM BẠN BÈ THỜI HỌC SINH TRUNG HỌC

ALBUM NÀY LUÔN DANG TAY ĐÓN NHẬN HÌNH ẢNH CÁC BẠN (HOẶC GIA ĐÌNH CÁC BẠN)- QUA CỬA SỔ HÌNH ẢNH NÀY CHÚNG TA CÓ THỂ CHIA SẺ CÙNG NHAU. RẤT MONG SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC BẠN.
XEM CA NHẠC QUỐC TẾ SÔI ĐỘNG


ĐỘNG PHONG NHA -CHỐN THẦN TIÊN

Giấu mình trong núi đá vôi được che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới, Phong Nha giờ đây đã trở nên nổi tiếng bởi sự hào phóng của tạo hoá đã ban tặng cho vùng đất này một hệ thống hang động thật lộng lẫy với con sông ngầm được xác định là dài nhất thế giới.
Ðộng nằm ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, cách thị xã Ðồng Hới 50 km về phía tây bắc. Từ Ðồng Hới, đi ô tô đến xã Sơn Trạch, sau đó đi thuyền trên sông Son, khoảng 30 phút thì đến động. Chỉ cách đây vài năm, đây còn là một con đường đất đỏ, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bẩn. Nơi mà một thời bom đạn chiến tranh đã không chừa một tấc đất, một nhành cây, một ngọn cỏ. Nhưng giờ đây, chính con đường này đã thổi một luồng sinh khí mới cho bộ mặt của cả vùng núi hoang sơ này.
Nếu như đấng tạo hoá đã tạo ra con người thì hình như chính tạo hoá lại chở che cho chúng. Trải qua bao cuộc chiến, Ðộng Phong Nha vẫn còn đó, nguyên sơ như hàng triệu năm về trước.
Những làng quê yên bình nằm xen kẽ giữa những lùm tre thấp thoáng mái nhà nâu đỏ bên hữu ngạn sông Son. Những O thôn nữ đứng gọi đò bên bến nước, những chiếc thuyền đưa khách ngước xuôi, chào hỏi nhau bằng ngôn ngữ của nhiều vùng làm sống động cả bến sông. Thuyền cập bến cũng là lúc du khách bắt đầu một cuộc hành trình khám phá một mê hồn cung giữa chốn đời thường.
Ðộng Phong Nha có rất nhiều nhánh với chiều dài lên đến khoảng trên 20 km, nhưng hiên nay người ta mới khám phá nhánh dài nhất là một phần của con sông ngầm có tên là Nậm Aki mà sông Son là phần lộ ra mặt đất, nó chui ngầm dưới đất ở vùng núi Pu-Pha-Ðam cách đó hơn 20km về phía Nam. Trước cửa động, cảnh núi non sông nước càng thêm quyến rũ, thiên nhiên hùng vĩ với vô vàn hình ảnh kỳ thú hiện ra như khêu gợi trí tưởng tượng của con người. Người ta đã khéo đặt tên cho cảnh đẹp nơi đây là Ðộng Phong Nha (Ðộng Răng Gió). Vào mùa nước lớn. nước sông Son dâng cao che khuất cửa hang, thuyền du lịch không vào đây được. Tương truyền hơn một trăm năm về trước, ông vua trẻ Hàm Nghi đã ẩn mình ở đây cùng một số cận thần và ra lời kêu gọi Cần Vương.
Cửa động rộng khoảng 20 mét, cao 10 mét, có nhũ đá lô nhô. Bơi thuyền qua cửa hang, động rộng như một cái bát úp trên mặt nước. Nước sông trong veo và phẳng lặng như mặt gương, càng vào sâu ánh sáng càng nhạt dần rồi mất hẳn. Xen lẫn với tiềng mái chèo như có tiếng chiêng "bi ...tùng ...bi" vẳng lên, người bản địa cho rằng đó là âm nhạc trong tiệc riệu của Thần Núi vọng ra... tất cả hợp thành tiếng nhạc, lúc âm u như tiếng chiêng, lúc bập bùng như tiến trống. Ðộng chính của động Phong Nha gồm 14 buồng nối liền bởi một hành lang nước dài đến 1500m. Từ buồng thứ 14 ta còn có thể theo những hành lang hẹp khác đi vào sâu hơn nữa đến những buồng cũng to rộng không kém nhưng có phần nguy hiểm hơn, nơi mà quá trình phong hoá đá vôi vẫn còng tiếp tục. Thuyền ngược dòng độ 800m thì đến chỗ cạn gọi là Hang nước cạn: nước biến đi nhường chỗ cho đá cát. Nhũ đá từ trên rủ xuống, măng đá từ dưới nhô lên tua tủa như cây rừng với những hình dáng kỳ lạ kịch thích trí tưởng tượng.
Phong Nha không giống như những điểm du lịch khác ở Việt Nam, động nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bảng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Trong con mắt của những vị du khách du lịch, những cư dân bản địa nơi đây mang một phong cách rất riêng "Họ cư xử thân thiện và tình cảm mang tính cách của người nông dân thuần kiết hơn là nhìn nhân du khách như là một cơ hội để tìm kiếm nguồn tài chính. Ðiều này càng làm cho Phong Nha thêm hấp dẫn khách du lịch".

ALBUM DU LỊCH PHONG NHA KẼ BÀNG

HÌNH ẢNH ĐẸP


ALBUM DU LỊCH CỐ ĐÔ HUẾ LẦN THỨ HAI

LỊCH SỬ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHI VẤN

CÁI CHẾT CỦA VUA ĐINH TIÊN HOÀNG ĐẾ

Đỗ Thích?
Chính sử chép rằng thủ phạm giết Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn là Đỗ Thích. Một hôm nằm trên cầu, Thích mơ thấy sao băng rơi vào miệng, cho rằng mình có điềm làm vua nên quyết định hành thích.

Tuy nhiên, theo nhà giáo Hoàng Đạo Thuý và một số nhà nghiên cứu hiện nay, Đỗ Thích không thể làm chuyện này. Thích chỉ là một viên hoạn quan, chức nhỏ, sức mọn, không hề có uy tín hay vây cánh. So với Thích, trong triều có các bạn của vua Đinh như Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lưu Cơ... đều nắm trọng quyền, đủ cả văn lẫn võ. Vì vậy ông không thể mơ tưởng việc sẽ khuất phục được các đại thần nhà Đinh để ngồi yên trên ngai vàng.

Dương Vân Nga và Lê Hoàn?
Cũng theo nhóm tác giả này, ngoài nguyên nhân trên, còn nguyên nhân khác. Việc Lê Hoàn làm Phó vương khi Đinh Toàn lên ngôi, cấm cố họ Đinh cùng với việc các trung thần Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp khởi binh chống Lê Hoàn có thể là những biểu hiện cho thấy mưu đồ thoán đoạt của Lê Hoàn. Ngày nay, số đền thờ các trung thần này nhiều hơn rất nhiều so với vài đền thờ Lê Hoàn và thái hậu họ Dương.

Các nhà nghiên cứu có đặt giả thiết là hành động của Lê Hoàn có sự trợ giúp của Dương Vân Nga. Trong bối cảnh cung đình của nhà Đinh lúc ấy có 3 hoàng tử, trưởng là Liễn, thứ là Toàn, út là Hạng Lang. Liễn là con trưởng, có nhiều công lao; Hạng Lang lại được vua yêu nên đã lập làm thái tử dù mới lên 4 tuổi, khó có thể bộc lộ những phẩm chất cao siêu hơn Đinh Liễn. Tiên Hoàng lại có những 5 hoàng hậu; có thể đã xảy ra cuộc đua ganh giữa 5 hoàng hậu về tương lai của ngôi thái tử. Trong cuộc đua ganh này, Dương hậu đã chọn Lê Hoàn làm chỗ dựa.

Sau sự kiện Đinh Liễn giết Hạng Lang, Đinh Tiên Hoàng không xử phạt Đinh Liễn mà vẫn dự định để Liễn nối nghiệp. Có thể điều này làm phật ý Dương hậu khi bà cho rằng trước đã đặt Hạng Lang trên Liễn thì nay Liễn cũng phải ở dưới Toàn; và Dương Hậu đã cùng Lê Hoàn hành động.

Theo lý giải của một số nhà nghiên cứu, một trong những nguyên nhân khiến nhà Tống phát binh xâm lược Đại Cồ Việt chính là do Đinh Liễn, người đã đi lại với nhà Tống và được chính vua Tống phong chức, bị hại. Việc phong Liễn cho thấy nhà Tống thừa nhận ngôi vị của Liễn. Với danh nghĩa trừng trị kẻ phản nghịch, nhà Tống phát binh. Việc Lê Hoàn thành công trong cuộc kháng chiến chống Tống có thể đã khiến nhân dân tha thứ cho ông.

Các nhà nghiên cứu cũng đặt giả thiết Đỗ Thích chỉ là người vô tình có mặt ở hiện trường sau khi cha con vua Đinh bị hại (vì là quan nội thị) và lúc bấy giờ ông không thể thanh minh mình vô tội lúc nhiều người ập tới. Ông vội vã chạy trốn và bị bắt chém sau 3 ngày, trở thành nạn nhân trong mưu đồ của Lê Hoàn và Dương hậu.

Mẹ Hạng Lang và Nguyễn Bặc?
Tác giả Lê Văn Siêu trong sách "Việt Nam văn minh sử" nêu ra giả thiết:

Trong cuộc chiến cung đình giữa các hoàng hậu, bà mẹ Hạng Lang đã chọn Nguyễn Bặc làm vây cánh. Khi Hạng Lang bị giết mà thủ phạm Đinh Liễn không bị trừng trị, bà nảy ý định trả hận và đã cùng Nguyễn Bặc dùng Đỗ Thích ra tay. Sau đó Nguyễn Bặc theo lệnh của bà bắt giết Thích để “diệt khẩu”.

Tuy nhiên, giả thiết này còn có những điểm không thoả đáng. Nguyễn Bặc là bạn “chí cốt” của Tiên Hoàng từ nhỏ. Quan hệ giữa ông và Tiên Hoàng rất gần, quan điểm cho rằng ông nảy ý định phản Tiên Hoàng là hơi gượng ép. Dù ông có bụng "thờ" Hạng Lang chứ không “thờ” Liễn (chọn chủ tương lai) thì cũng chỉ giết Liễn chứ không thể giết luôn cả Tiên Hoàng.

Thứ nữa, nếu Nguyễn Bặc bày đặt sai Đỗ Thích giết cha con vua Đinh thì sau khi Thích hành sự xong, ông phải lập tức "đón lõng" bắt Thích ngay và chém tức khắc, không thể để trốn tránh tới 3 ngày, vì nhỡ trốn tránh lọt vào tay người khác lại khai ra ông, như vậy ông sẽ bị lộ là chủ mưu.

Nhà Tống?
Cũng tác giả Lê Văn Siêu trong sách "Việt Nam văn minh sử" nêu ra một giả thiết khác:

Đỗ Thích là "gian tế" của nhà Tống, giết cha con vua Đinh để làm rối triều đình và cho nhà Tống thừa cơ mang quân sang đánh chiếm. Vì Trung Hoa là nước lớn nên phía Đại Cồ Việt dù có biết, cũng không dám "làm to chuyện" gian tế đó, chỉ dồn sức đánh trả sau này.

Giả thiết này kém thuyết phục nhất. Cha con vua Đinh bị giết tháng 10 năm 979. Lê Hoàn lên thay ngôi nhà Đinh tháng 7 năm 980, hơn nửa năm sau (sau khi đã dẹp các trung thần nhà Đinh). Nhà Tống mãi tháng 3 năm 981 mới mang quân sang, tức là gần 1 năm rưỡi sau khi cha con vua Đinh bị hại. Nếu nhà Tống rắp tâm hại cha con vua Đinh để đánh chiếm thì phải sắp sẵn quân, chờ khi được tin "Đã giết được Giao Chỉ quận vương" là vượt biên giới ngay để người Nam bị "sét đánh không kịp bưng tai" thì mới chiếm được.

Sự thực là tin vua Đinh bị hại đến khá muộn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cha con vua Đinh bị hại từ tháng 10 năm 979, tới tận tháng 6 năm 980, Tri Ung châu nhà Tống là Hầu Nhân Bảo mới dâng biểu lên Tống Thái Tông tâu nên đánh Giao Chỉ và từ tháng 7 năm đó vua Tống mới bắt đầu động binh.

Tới khi Lê Hoàn đã lên ngôi (tháng 7 năm 980), nghe tin nhà Tống động binh và đưa thư dụ hàng, tới tháng 10 năm đó vẫn thác xưng danh của Đinh Toàn xin nối ngôi vua cha Tiên Hoàng để gửi thư sang vua Tống nhằm hoãn binh. Nhà Tống khi đó vẫn dè dặt dùng “lễ” để chiêu dụ trước. Nếu nhà Tống chủ mưu và chưa muốn dùng binh, ít ra cũng động binh sớm để áp sát biên giới, uy hiếp rồi sai sứ sang doạ để Giao Chỉ quy phục.

Sự thực là nhà Tống động binh muộn và ra quân cũng muộn, đủ thời gian cho Lê Hoàn dẹp xong nội loạn, giữ vững nhân tâm và chuẩn bị đón đánh thắng lợi.

Kết luận
Sự kiện này còn nhiều nghi vấn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khẳng định chắc chắn Tiên Hoàng bị hại không phải vì Đỗ Thích muốn đoạt ngôi và có nhiều ý kiến nghiêng về khả năng thủ phạm là Lê Hoàn và Dương hậu.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
LÊ LAI CHẾT VÌ LIỀU MÌNH CỨU CHÚA ?

Với những người yêu môn sử học, có nghiên cứu thì thấy chuyện này lại khác. Nhiều nghi vấn được đặt ra:
* Lê Lai cứu chúa ở trận nào, thời gian nào?
* Ông có bị quân Minh bắt không?
* Hay ông còn sống và sau đó chết vì tay Lê Lợi?
Về việc này mỗi nhà viết sử viết một khác.
a. Theo Dực Tông Anh Hoàng Đế(vua Tự Đức) trong Ngự Chế Vịnh Sử Tổng Luận cuốn 5 trang 49 ".....Có lần vua Lê Thái Tổ tiến đóng ở Lạc Thủy bị quân nhà Minh vây sát, vua yếu thế, lén rút về ở núi Chí Linh, giặc Minh rút lui để trở lại tấn công xứ Mỹ - Lộng, sách Hà Đã.
Trong tình cảnh nguy khốn, quân ít thế cô lại nhiều lần bị quân Minh vây hiếp, vua ban hỏi các tướng lãnh "trong các tướng có ai bằng lòng đem mình thay ta ra đánh ở Tây Đô để làm mồi nhử cho giặc bắt, trường hợp đó ta sẽ rảnh tay chiêu tập quân sĩ để sau này mưu đồ đại sự."
Lê Lai liền tình nguyện đảm đương việc này bèn xuất binh đến thành Tây Đô khiêu chiến và mặc Ngự bào, tự xưng Bình Định Vương. Quân giặc trông thấy người mặc áo vàng tưởng là Bình Định Vương thật, bèn đem hết quân đến vây và bắt sống; đem về rồi giết ... Nhờ thế Bình Định Vương được nghỉ ngơi vài năm để lo tích dưỡng binh đội mà quân Minh không hề để ý đến.
b. Theo Ngô Thì Sỹ trong Việt Sử Tiêu Án trang 298 thì " ... Trước Vương khởi binh ở Lam Sơn, thế quân kém và ít, người Minh lùng bắt mãi, bèn mưu cùng tướng tá rằng ai có thể đem thân ra thay ta, để cho ta đi ẩn nấp, giấu tông tích mà cho quân nghĩ để mưu đồ cử binh lần sau. Lê Lai xin đem thân nhận lấy việc ấy, Vương lạy khấn trời nói: "Lê Lai đem thân mà thay chúa, nếu sau này không nhớ đến công, nguyện cung điện hóa thành rừng núi, bảo ấn hóa thành đồng, thần kiếm hóa thành dao cùn". Lê Lai liền tự xưng là Bình Định Vương, khiêu chiến với quân Minh rồi chết. Đâu cũng truyền đi là Bình Định Vương đã chết. Người Minh cũng tin là thật, không lưu ý. Đến lúc này Vương rời đồn đến Mang Thôi, .... Lý Bân Phương Chính (tướng Minh) đem 10 vạn quân đến vây .Vương phục binh ở Thị Lang tập kích địch....".
c. Theo Phan Huy Chú, trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí trang 332, chỉ nói Lê Lai vì nước bỏ mình... cho nên không riêng chép ra mà chỉ nhân thể chú phụ vào sau thôi - trong phần chú thích có ghi "Lê Lai là người làng Dụng Tú huyện Lương Giang. Lúc mới khởi binh bị tướng Minh vây chặt, vua hỏi các tướng bàn xem đổi áo đánh lừa giặc như việc Kỷ Tín ngày xưa, Lê Lai xin đi bèn mặc áo bào đem quân xông vaò hàng trận của giặc, đánh đuối sức và bị bắt , vua nhân dịp này trốn thoát.
d. Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt Thông Sử "... Đóng ở Mang Cốc trong núi Linh Sơn hơn 10 ngày, phải dùng mật ong trộn với vũ dư lương làm bữa ăn rất là khốn đốn. Hoàng Đế bèn hỏi các Tướng: "Có ai dám bắt chước Kỷ Tín thời xưa không ?". Người ở thôn Dụng Tú là Lê Lai khẳng khái vâng mệnh, tự nguyện thay đổi mặc áo bào nhà vua,xưng là vua Lê Lam Sơn, dẫn quân ra đánh quân Minh, quân Minh mừng rỡ liền dồn cả lực lượng vây chặt Lê Lai, ông chống cự đến kiệt sức rối bị bắt, quân Minh dẫn ông về thành Đông Quan giết chết, chúng liền lui binh, ta thoát nạn...
e. Trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim thấy viết " ... về Chí Linh lần thứ hai tháng tư năm Kỷ Hợi (1419) quan nhà Minh biết rằng Chí Linh là chỗ Bình Định Vương lui tới bèn đem binh đến vây đánh, Vương bị vây nguy cấp lắm bèn hỏi các tướng rằng có ai làm được như Kỷ Tín ngày trước chịu chết cho vua Hán Cao không? Bấy giờ Lê Lai liều mình vì nước xin mặc áo bào cưỡi voi ra trận đánh nhau với giặc. Quân nhà Minh tưởng là Bình Định Vương thật xúm nhau lại vây đánh, bắt được giết đi rồi rút quân về Tây Đô.
f. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí lại viết " ... Lê Lai người thôn Dựng Tú huyện Thụy Nguyên, Thái tổ khởi nghĩa bị quân Minh vây hãm, các tướng bàn mưu cho một người mặc áo bào giả làm Bình Định Vương để đánh lừa giặc theo như việc cũ của Kỷ Tín nhà Hán, Lê Lai xin làm việc ấy vì vậy Thái tổ mới lén ra đi năm Thuận Thiên thứ nhất được tặng thái ký..."
g.Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, cuốn thứ X có lẽ do Phan Phu Tiên viết là chính sau này các sử quan khác như Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy nhuận sắc thêm thì chỉ có ghi theo biên niên các trận đánh mà ở đó Lê Lợi khốn đốn vì bị vây hãm và hết lương.
1. Mùa xuân tháng giêng ngày Canh Thân, vua khởi binh ở Lam Sơn (1418) , ngày mồng 9 tháng ấy bọn nội quan nhà Minh là Mã Kỳ đem đại binh tới uy hiếp vua ở Lam Sơn, vua bèn lui quân đến đóng ở Lạc Thủy, ngày 13 dời quân đến núi Chí Linh. Ngày 16 giặc đi lối tắt đánh úp đằng sau vua bắt mất gia thuộc của vua và rất nhiều vợ con của quân dân. Tháng 2 vua hết lương, không còn gì để nổi lửa, gặp khi giặc lui quân bèn về đắp thành ở đất Lam Sơn.
2. Tháng 4 năm Kỷ Hợi (1419) vua đánh đồn Nga Lạc, tháng 5 đóng ở sách Đà Sơn, quân Minh tiến đánh vua phục kích ở Mường Chách... ít lâu sau dời sang Mường Thôi rồi lại về Vu Sơn.
3. Tháng 10, năm Canh Tý (1420) quân ta đánh nhau với quân Minh ở Mường Nanh.
4. Từ năm 1420 - 1422 lúc nào cũng có giao tranh với quân Minh.
5."Mùa đông tháng 12 năm Nhâm Dần (1422) quân ta bị giặc Minh vây ở Sách Khôi, vua bảo các tướng sĩ "Giặc vây ta bốn mặt, có muốn chạy cũng không có lối nào thoát. Đây chính là tử địa mà binh pháp đã nói, đánh nhanh thì sống, không đánh nhanh thì chết. Vua nói xong chảy nước mắt, các tướng sĩ đều xúc động tranh nhau liều chết quyết chiến....Vua đem quân về đóng ở núi Chí Linh, quân lính hết lương, hơn 2 tháng chỉ ăn rau củ và măng tre mà thôi, vua giết 4 con voi và cả ngựa của mình cưỡi để nuôi quân sĩ...."
Từ trận đó cho đến khi toàn thắng giặc Minh vào năm 1428 không có trận nào mà Lê Lợi bị vây khốn nữa.
Theo như lời của vua Tự Đức có lẽ việc Lê Lai đổi áo bào cho Lê Lợi là trong trận ngày 16 tháng Giêng năm Mậu Tuất (1418) hoặc tháng hai năm đó - xứ Mỹ Công, sách Hà Đã có lẽ là vùng thượng lưu sông Chu, phía trên Lam Sơn.
Theo Ngô Thời sĩ thì có lẽ hành động của Lê Lai được thực hiện trong trận tháng 5 năm Kỷ Hợi (1419) khi quân Minh tiến đánh Lê Lợi ở sách Đà Sơn.
Còn Phan Huy Chú thì không ghi rõ địa điểm cũng như thời gian của việc này.
Lê Quý Đôn thì ghi "đóng quân ở Mang Cốc trong núi Chí Linh hơn 10 ngày hết lương..." và hành động mặc áo bào của nhà vua xưng là Lê Lam Sơn có thể vào mùa đông tháng 12 năm1422 trong khi đó Trần Trọng Kim thì ghi rõ là tháng 4 năm1419.
Một điều đáng ngạc nhiên là sử gia các đời về sau đều chép truyện Lê Lai liều mình cứu chúa. Trong khi nhóm sử thần đời Lê lại không ghi chuyện này. Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư phần bản kỷ , quyển số 10, trang 27b chỉ thấy chép: "Ngày 13 tháng giêng năm Đinh Mùi (1427) giết Tư Mã Lê Lai, tịch thu gia sản vì Lê Lai cậy lập chiến công, nói năng khinh mạn"
Điều này cho phép ta hiểu rằng chuyện Lê Lai đổi áo giả làm Lê Lợi là có thật nhưng ông đã may mắn thoát khỏi tay quân giặc để trở lại hàng ngũ kháng chiến. Nghĩa là ông vẫn còn sống cho đến năm 1427 tức là 8 năm sau mới bị Lê Lợi ra lệnh giết chết.
"Điểu tận cung tàng" chim hết thì cung tên xếp xó; thỏ hết thì chó săn bị bắt ra làm thịt, việc giết công thần sau khi đã làm nên nghiệp lớn là việc thường xảy ra dưới thời đại phong kiến. Hán Cao Tổ giết Hàn Tín, Việt Vương Câu Tiễn giết Văn Chủng, Phạm Lãi nhờ trốn sang nước Tề rồi vào đất Đào, cải tên là Đào Chu Công mới may còn sống sót.
Theo nhận xét của các tác giả Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, quyển X, trang 75b viết: "Thái Tổ từ khi lên ngôi đến nay, thi hành chính sự thực rất khả quan.... song đa nghi hiếu sát là chỗ kém". Khi thành công trong việc giành lại độc lập - Lê Lợi đã giết chết nhiều công thần đã sát cánh cùng mình trong gian khổ chiến đấu. Ngày 10 tháng giêng Mậu Thân (1428) giết Trần Cảo,Năm 1429 giết Trần Nguyên Hãn, Năm 1431 giết Phạm Văn Xảo... vì lo rằng sau này họ có chí khác nên bên ngoài thì đối xử theo lẽ tiết hậu nhưng trong lòng lại rất ngờ vực.
Lê Lợi đã ra lệnh giết chết Lê Lai cũng nằm trong ý đồ này
Thêm một yếu tố xác định việc thanh toán này là trong danh sách ban biển ngạch công thần cho 93 người vào ngày 3 tháng 5 năm Kỷ Dậu (1429) không có tên của Lê Lai và suốt các đời vua Lê về sau trong các lần phục hồi công trạng cho các công thần bị hàm oan cũng không thấy có tên Lê Lai mà chỉ nói đến tên của Lê Lâm và Lê NIệm là con và cháu nội của Lê Lai mà thôi. Mãi cho đến năm Nhâm Tý (1672) Lê Gia Tông niên hiệu Dương Đức năm thứ nhất mới thấy phục hồi cho Lê Lai. Lê Gia Tông hạ chiếu giảm bớt ruộng thế nghiệp của các công thần thời Lê sơ, ngoại trừ Lê Lai (sách Biên Niên Lịch Sứ Cổ Trung Đại Việt Nam trang 320)
Giết một người đã chết thay cho mình, để mình được sống mà bảo toàn lực lực lượng, đổi nguy thành an, sau này lên ngôi Hoàng Đế; giết mà còn tịch thu gia sản sau khi đã thề thốt nặng lời "Lê Lai đem thân mà thay chúa, nếu sau này không nhớ đến công, nguyện cung điện hóa thành rừng núi, bảo ấn hóa thành đồng, thần kiếm hóa thành dao cùn" quả Lê Lợi đã làm một việc thật là.........
Nếu các tác giả Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chuyện "Lê Lai liều mình" và sau đó còn ghi việc Lê Lai bị giết thì khác nào bêu xấu Lê Lợi, điều mà các vua Lê không lấy gì thích thú. Có thể các sử gia có chép chuyện "Lê Lai đổi áo" vì rằng đó là một sự kiện đáng tự hào, không thể không ghi, nhưng khi dâng vua xem thì e rằng vua hạ lệnh "biên tập" đi chăng?!
Còn tại sao các sử gia như Lê Quý Đôn, Trần Trọng Kim và ngay cả vua Tự Đức không ghi việc Lê Lợi giết Lê Lai vào năm 1427 là vì họ đã cho giặc Minh bắt và giết Lê Lai ngay lần cứu chúa vào năm 1419 rồi còn đâu nữa! Chỉ có Ngô Thì Sĩ là không ghi ai đã giết Lê Lai, còn Phan Huy Chú thì chỉ nói khái quát là "Lê Lai vì nước bỏ mình"...
Trong sách Lịch Sử lớp 7 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ấn bản lần thứ 9 tháng 7/1996 đang được dạy tại các trường Phổ Thông, trang 69 viết: " Trước tình thế hết sức nguy hiểm, Lê Lai liền cải trang làm Lê Lợi chỉ huy một đội quân cảm tử xưng là chúa Lam Sơn, xông thẳng vào vòng vây của địch.Quân Minh dồn hết sức hướng về phía Lê Lai. Chúng bắt được Lê Lai và đội quân cảm tử đem giết hết."
---> Một câu hỏi cần thiết phải đặt ra: Có nên sửa lại bài học lịch sử này hay không? và nếu không thì phải giải thích chuyện Lê Lợi ra lệnh giết Tư Mã Lê Lai vào ngày 13 tháng giêng năm Đinh Mùi (1427 ) như thế nào?
++++++++++++++++++++++++++++++++++

THƠ EM


MÁI TRƯỜNG KỸ NIỆM
Thân tặng các cô, các chị và các bạn Trường tiểu học Châu Phú Điền khi Nga chuyển công tác về Trường tiểu học Nghĩa Phương.
Đây mái trường xưa ngày nào ta vẫn ở,
Với thân quen như ngỡ tự bao giờ!
Nhớ tiếng trống, vui hàng cây trước ngõ.
Bàn ghế kia với trò nhỏ với bảng đen...
Nhớ những nụ cười trên môi các cô các chị
Những đùa vui cùng bè bạn thân quen.
Chợt nhớ lại thấy ngập tràn bao kỹ niệm...
Mười lăm năm rồi. Ôi! chặng đường dài kinh nghiệm.
Ngẫm những buồn vui những kỹ niệm ngọt ngào.
Ôi! Xôn xao nhớ tiếng trẻ hôm nào,
Vui như cánh én mùa xuân như ve kêu chiều hạ.
Nay những cánh chim đã bay vào trời lạ.
Hạnh phúc cho đời ta đã góp chút yêu thương!
Bồi hồi nhớ con đường mưa trơn trợt.
Vượt dốc như qua đèo qua ải gian nan.
Rồi ngày tháng tiếp theo ngày tháng,
Mái trường thân ta vẫn sáng đến trưa về.
Gập ghềnh mưa nắng đường quê
Hoa tươi vẫn nở, yêu nghề vẫn vui.
Lùi dĩ vãng ai đành quên kỹ niệm
Những thân quen như ngỡ tự bao giờ
"Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn"
Thôi tạm biệt, hẹn ngày ta thăm lại,
Mái trường yêu, con đường cũ ta đi./.
Lê Thị Thanh Nga
19/8/2008


THƠ KỸ NIỆM ...

Chung một dòng sông


Nguyễn Vĩ Thiên

Kính tặng, thân tặng tất cả cán bộ công nhân viên An Ngãi
nhân buổi gặp mặt kỹ niệm 30 năm thành lập.

Gặp nhau trên bến sông xưa
Gió mưa ấm lạnh tình xưa vọng về.

Con đò cũ, bến sông quê
Thuở xưa vùng vẫy đi về có nhau.
Tự ngày xưa đến mai sau,
Khắc ghi kỹ niệm tình đầu hôm nao,
Ba mươi năm ngỡ hôm nào
Tàn phai mái tóc dạt dào tình xưa.
Con đò dầm dãi nắng mưa,
Bến xưa mong đợi như chưa ngày về.
Nơi ta hội ngộ sông quê,
Trào dâng sức trẻ, tràn trề tuổi Xuân.
Trải qua những mấy mùa xuân,
Tuổi đôi mươi nay đã ngũ tuần rồi sao! ?
Tri âm tình cũ dạt dào,
Gặp nhau biết nói câu nào hôm nay !
Cuộc đời tỉnh, có khi say...
Sướng vui...cũng có những ngày cam gay.
Bàn tay nắm chặt bàn tay.
Tình xưa thắm lại tháng ngày hôm nao!
Nụ cười rạng rỡ mời chào,
Buồn vui nhớ lại ngọt ngào yêu thương.
Tháng năm trôi, những nẻo đường.
Mỗi người mỗi hướng phong sương cuộc đời.
Dẫu đi khắp bốn phương trời,
Quên sao bến cũ một thời chung tay.
Bến quê nhớ những tháng ngày,
Anh em sum họp vui vầy thân thương.
Tháng năm trôi vạn nẻo đường,
Bồi hồi bến cũ cố hương tìm về.
Tâm tình chuyện cũ say mê
Thế hệ nay tiếp thế hệ (già) ngày xưa.
Cuộc đời dù có nắng mưa,
Dòng sông bến cũ vẫn đưa con đò.
Duyên xưa nối lại câu hò,
Ân tình chốn cũ vui cho mặn nồng.
Cùng chung uống một dòng sông,
Xa xôi nguồn cội vẫn trông ngày về.
Bình an một bến sông quê,
Con sông vẫn hướng dòng về đại dương.
Dẫu chung, dẫu khác nẻo đường,
Vẫn mong lớp trẻ thành công vẹn toàn ./.
Quảng Ngãi, ngày17 tháng 6 năm 2006


ALBUM DU LỊCH ĐÀ LẠT



CLICK NÚT PLAY ĐỂ NGHE BÀI HÁT ĐÀ LẠT HOÀNG HÔN DO CA SĨ THÀNH TUYỀN TRÌNH BÀY (PRE-75). LƯU Ý TẮT NÚT NHẠC MẶC ĐỊNH CÀI SẴN CHO TRANG WEB NẾU KHÔNG SẼ MỘT LÚC NGHE 2 BÀI HÁT THÀNH RA TẠP ÂM.
TÌM HIỂU VỀ ĐÀ LẠT
Đà Lạt cái tên quen thuộc có lẽ không xa lạ với bất kỳ người Việt Nam nào của chúng ta. Ai cũng mong muốn ít nhất được một lần được đặt chân đến mãnh đất Đà Lạt để chiêm ngưỡng, tận hưởng những kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này bởi qua sách báo ... ai ai cũng thấy nơi đây thật kỳ thú " Một bầu trời Pari tại Việt Nam".
Tôi không phải cư dân Đà Lạt nhưng cũng đã bốn lần có nhân duyên đến với ĐÀ LẠT và đã tận hưởng chiêm ngưỡng những kỳ thú nơi đây, ít nhất cũng là không khí mát mẽ và con người hiền dịu nơi vùng đất này. Đó là 2 lần đi du lịch cùng gia đình, một lần đi công tác và một lần nữa đi công tác Lâm Hà nhưng khi xe chạy đến ngã ba Liên Khương lúc hai ba giờ sáng làm sao sang xe đi tiếp sang Lâm Hà được thôi thì tiện thể lên Đà Lạt chơi luôn, cũng là dịp may có để có dịp ngồi quán cóc cà phê bờ hồ Xuân Hương vừa thưởng thức cà phê Đà Lạt trong cái giá lạnh của Đà Lạt ngoài trời lúc ba bốn giờ sáng, chờ cho đến bình minh. Thật là dịp may hiếm có giữa vùng trời đất lãng đản mờ sương cùng giá lạnh giữa hương hoa và gió nhẹ mới thấy lòng thanh thoát. Mấy bận lên nơi này mình đều không tìm đến bạn bè để thăm, đó cũng là cái không hay mong các bạn thông cảm, tính mình nó thế không muốn làm phiền hà đế ai, hẹn một dịp gần mình sẽ đưa gia đình lên chơi và họp các bạn lại sinh hoạt cho vui.
Thế cái tên ĐÀ LẠT là gì? Tiếng Việt có lẽ như vô nghĩa. Nếu cứ nói lạt đà có lẽ còn có lý hơn, và thành phố thành lập khi nào? ai là người đầu tiên đặt nền móng cho thành phố ĐÀ LẠT.
Trước hết tôi giải thích cùng các bạn tại sao có tên ĐÀ LẠT cái tên thật khó hiểu bởi vì nếu theo tiếng Việt thì cũng không đúng theo nghĩa nào mà Hán ngữ cũng không đúng theo nghĩa nào, bởi tôi rành Hán Việt mà nên tự tin nói điều đó. Tất nhiên cái tên cũng có cách giải thích của nó.
Các bạn có biết bác sĩ A.Yersin là ai không ?(nếu chưa biết ông thì cần tìm hiểu - có thể một bài nào đó sau này tôi sẽ nói về ông). Bật vĩ nhân này hiện nay có mộ chí tại Thành phố biển Nha Trang. Chính ông là người đầu tiên khám phá ĐÀ LẠT và đạt nền móng cho Thành phố, rất buồn hiện nay tại thành phố chưa có tượng đài đủ lớn và đẹp tương xứng với công trạng của ông.
Tháng 1 năm 1893, A.Yersin nhận nhiệm vụ từ toàn quyền Jean Marie Antoine de Lanessan, khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn xuyên sâu vào vùng người Thượng và kết thúc ở một địa điểm thuận lợi trên bờ biển Trung Kỳ. Yersin còn phải tìm hiểu về tài nguyên trong vùng: lâm sản, khoáng sản, khả năng chăn nuôi... Từ ngày 8 tháng 4 đến ngày 26 tháng 6 năm 1893, Yersin đã thực hiện ba chuyến đi quan trọng. Và 15h30 ngày 21 tháng 6, Yersin đã phát hiện ra cao nguyên Lang Biang, trong nhật ký hành trình, ông ghi vắn tắt "3h30: grand plateau dénudé mamelonné" (3h30: cao nguyên lớn trơ trụi, gò đồi nhấp nhô...).
Với nhu cầu tìm một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu Âu để xây dựng khu nghỉ mát, trạm điều dưỡng, toàn quyền Paul Doumer viết một bức thư hỏi ý kiến của Yersin, và Yersin đã trả lời là cao nguyên Lang Biang. Tháng 3 năm 1899, Yersin cùng toàn quyền Doumer thực hiện một chuyến đi lên cao nguyên Lang Biang và chuyến đi này có ý nghĩa quyết định về việc thành lập một trạm điều dưỡng ở đây.
Ngày 1 tháng 11 năm 1899, Doumer ký nghị định thành lập ở Trung Kỳ tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut-Donnai) và hai trạm hành chính được thiết lập tại Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang. Đó có thể được xem là văn kiện chính thức thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Biang – tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này.
Ngày 20 tháng 4 năm 1916, vua Duy Tân đã ra đạo dụ thành lập thị tứ, tức thị xã (centre urbain) Đà Lạt, tỉnh lị tỉnh Lâm Viên. Đạo dụ này được Khâm sứ J.E. Charles chuẩn y ngày 30 tháng 5 năm 1916.
Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt phát triển nhanh chóng. Vào năm 1893, vùng Đà Lạt ngày nay hầu như hoang vắng. Đến đầu năm 1916, Đà Lạt vẫn còn là một khu thị tứ nhỏ với độ 8 căn nhà gỗ tập trung hai bên bờ dòng Cam Ly, chỉ có 9 phòng khách sạn phục vụ du khách, đến cuối năm này mới nâng lên được 26 phòng. Cuối năm 1923, đồ án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt đã có 1.500 dân.
Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là "cho những người này niềm vui, cho những người khác sự mát mẻ". Và Đà lạt là hai chữ đầu tiên vắn tắt của cụm từ trên. Vâng chữ Đà Lạt là vậy có cái duyên và cái lý của nó. Đà Lạt được mệnh danh là : thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù, đặc biệt nhất là thành phố ma (tại sao là vậy bài sau tôi sẽ viết rõ).
ĐÀ LẠT do ở độ cao trên 1500 m so với mực nước biển và có điều kiện kiến tạo địa hình phù hợp, thổ những trù phú đất núi lữa badan nên có khí hậu mát mẽ quanh năm nếu không muốn nói là lạnh. Bởi vì tôi lên trên đó hầu như thường mặt áo lạnh về đêm mà. Do khí hậu mát mẽ như vậy cộng với thổ nhưỡng tốt tươi nơi đây tự ngàn xưa đã có những cánh rừng nguyên sinh tuyệt vời, đặt biệt trên rừng có những loài phong lan tư nhiên rất tuyệt vời khó khu rừng nào có được, bởi có khí hậu ôn đới, nên lan rừng rất phát triển. Hoa cũng vậy tự nhiên ĐÀ LẠt vốn hoa đã phong phú. Đặt biệt về sau người Pháp mở khi điều dưỡng tại đây, bao nhiêu hoa thơm cỏ lạ đều được sưu tập đem về đây để trồng thử nghiệm và phát triển. Đúng người Pháp là đã xâm lăng và có tội với dân tộc mình những công trạng không thể nói không có phải không các bạn? Hiện nay tại ĐÀ LẠT phải nói cơ man nào là hoa, nội ngoại đều có cả. Riêng như loài hoa phượng vĩ hoa tím hiện nay chỉ mỗi ĐÀ LẠt là có, loài hoa anh đào Phù Tang hiện nay cũng có mặt tại đây. Hiện nay ĐÀ LẠT đã trở thành thủ phủ xuất khẩu hoa lớn nhất cả nước, công nghệ nội ngoại kết hợp có cả, có cả doang nghiệp Tây lên thuê đất kinh doanh xuất khẩu. Đêm đêm nếu ai lên ĐÀ LẠT qua khỏi đèo Sông Pha một đoạn là đã thấy đèn điện chiếu sáng dăng dăng giống như ngaòi khơi câu mực, ấy là người ta đang thúc hoa phát triển ra hoa ấy mà (hoá ra ở đâu nghề gì cũng vậy thúc ép con người ta quá). Đà Lạt có tiềm năng về hoa và sản xuất hoa như vậy do đó hằng năm Thành phố này đề tổ chức Lễ hội hoa nhằm quảng bá du lịch và tiềm năng trong và ngoài nước. Ai đã một lần lên ĐÀ LẠT ắt hẵn sẽ thừa nhận đúng là thành phố hoa, bởi hoa đẹp quá. Ấy mà chưa hết, hoa thì nhiều đẹp thiếu gì mà người ta lại chọn hoa Dã quì là hoa tượng trưng cho thành phố, tại sau vậy? Tự tìm hiểu nhé... Ai mà lên ĐÀ LẠT mà chưa biết hoa Dã quì thì đừng nói tôi đã biết về ĐÀ Lạt nhé. Ngoài ra ĐÀ Lạt còn có hoa Mimoda, hoa bất tử những giống hoa mà người Pháp du nhập tuy không đẹp những vẫn có đặt trưng của ĐÀ LẠT cả, thôi chuyện hoa nói mãi cả ngày cũng không hết bởi tôi là tín đồ hoa mà.
ĐÀ LẠT có diện tích tự nhiên: 393,29 km². Được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 24 tháng 3 năm 2009. Đây là một trong 4 đô thị loại 1 thuộc tỉnh cùng với Huế, Nha Trang và Vinh.
Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng.
Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, vốn là cư dân của toàn bộ cao nguyên Lang Biang. Đà Lạt có diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp:
• Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816 m), Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408 m).
• Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran.
• Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m).
• Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.
Hành chính
Ngày 31 tháng 10 năm 1920, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo dụ ngày 11 tháng 10 cùng năm của vua Khải Định về việc thành lập thành phố (commune- thành phố loại 2) Đà Lạt cùng với việc tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập. Nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ mát ở Đông Dương, Nha giám đốc các sở nghỉ mát Lâm Viên và du lịch Nam Trung Kỳ được thành lập. Đứng đầu thành phố là một viên Đốc lý, đại diện của Toàn quyền Đông Dương. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt. Năm 1936 một Hội đồng thành phố được bầu ra. Năm 1941, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Lâm Viên (Lang Bian) mới tái lập. Thị trưởng Đà Lạt kiêm chức Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên.
Trong thời gian Thế chiến thứ hai, những người Pháp không thể về chính quốc nên họ tập trung lên nghỉ ở Đà Lạt. Nhiều nhu cầu rau ăn, hoa quả của người Pháp cũng được Đà Lạt cung cấp.
Ngày 10 tháng 11 năm 1950, Bảo Đại ký Dụ số 4-QT/TD ấn định địa giới thị xã Đà Lạt.
Theo Địa phương chí Đà Lạt (Monographie de Dalat), năm 1953, thị xã Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ, có diện tích là 67 km², dân số: 25.041 người.
Sau Hiệp định Genève năm 1954, dân số Đà Lạt tăng nhanh bởi lượng người di cư từ Bắc vào Nam. Dưới chính quyền miền Nam, Đà Lạt được phát triển như một trung tâm giáo dục và khoa học.
Năm 1957, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Đức. Thị xã Đà Lạt có 10 khu phố.
Nhiều trường học và trung tâm nghiên cứu được thành lập: Viện Đại học Đà Lạt (1957), Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (1959), Thư viện Đà Lạt (1960), trường Đại học Chiến tranh Chính trị (1966), trường Chỉ huy và Tham mưu (1967)... Các công trình phục vụ du lịch được tiếp tục xây dựng và sửa chữa, hàng loạt biệt thự do các quan chức Sài Gòn, nhiều chùa chiền, nhà thờ, tu viện được xây dựng... Đà Lạt cũng là một điểm hấp dẫn với giới văn nghệ sĩ.
Sau 1975, với sự rút đi của quân đội và bộ máy chính quyền miền Nam, nhưng được bổ sung bởi lượng cán bộ và quận đội miền Bắc, dân số Đà Lạt ổn định ở con số khoảng 86 ngàn người. Du lịch Đà Lạt hầu như bị lãng quên. Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, hàng loạt khách sạn, nhà hàng được sửa chữa, nhiều biệt thự được đưa vào phục vụ du lịch... Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch quan trọng của Việt Nam với nhiều lễ hội được tổ chức.
Thành phố Đà Lạt hiện nay có 12 phường (được đánh số từ 1 đến 12) và 4 xã: Tà Nung, Xuân Trường, Xuân Thọ, Trạm Hành
Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:
Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m.
Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m). Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169 m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m). Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m).
Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m.
Khí hậu
Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C.
Chính thông Đà Lạt giúp cho Đà Lạt thêm phần mát mẻ
Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá.
Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm và độ ẩm 82%.
Đà Lạt chưa bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn.
Thôi đến đây buồn ngủ qua rồi, hẹn gặp lại bài viết khác. Các bạn mình ở ĐÀ LẠT đọc bài xem bài thử viếc như vậy có đúng không nhé.
Thành phố mù sương, ngàn hoa lãng mạn như vậy, còn có biết bao kỳ thú nữa cần phải đi lên ấy tham quan khám phá các bạn nhé. Mình bảo đảm như vậy đấy cứ đi đi đừng trì hoãn sự sung sướng đó lại.
VIỄN THI CƯ SĨ
MỘT NỤ CƯỜI HƠN MƯỜI THANG THUỐC BỔ.
Thế thì cười chút nhé: Mấy anh hướng dẫn viên du lịch nhà mình đa phần ít chịu đào sâu nghiên cứu về những vấn đề cần thiết cho lĩnh vực kiến thức của mình mà hầu hết chỉ tìm cách trả lời một cách tránh né cho qua chuyện. Cách trả lời của mấy ảnh cũng thông minh dù sao thì du khách cũng cười được một hồi...
Hôm đoàn du khách lên Bà Nà có người hỏi tại sao có tên Bà Nà bị hỏi bất ngờ bí quá, nhưng làm bộ thản nhiên anh ấy nói: Bởi vì ở vùng này xưa kia có khá nhiều chuối mà chuối tiếng Anh đọc là banana cho nên sau này gọi tắc là Bà Nà ...kha kha... đúng thông minh nhanh trí cũng có cái lợi!
Lại có người hỏi cao nguyên Lâm Viên có ngọn Lang Bian đó là hoá thân của cập tình nhân bất tử của chàng Lang và nàng Biang thế có đúng không và tại sao tự dưới Nha Trang nhìn lên sau thấy 2 ngọn núi ngọn cao ngọn thấp. Anh ấy trả lời đúng là hoá thân phần ngực của nàng Biang còn ngọn cao ngọn thấp là do chàng Lang thuận tay trái... Kha ...kha...kha.../.
VIỄN THI CƯ SĨ

NGỌC TRÂM

BÉ NA

TAM THẬP LỤC KẾ TẨU VI THƯỢNG SÁCH (BA MƯƠI SÁU KẾ CHẠY LÀ HƠN HẾT)

TAM THẬP LỤC KẾ
1. Dương đông kích tây (Đánh lạc hướng đối phương) Kế "Dương đông kích tây" là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào phía tây. Trong tất cả mọi vấn đề của xã hội, từ chiến trường, thương trường, chính trường cho đến tình trường; nếu muốn điều này nhưng lại giả làm điều kia, nói điều này mà làm điều nọ, ấy là "Dương đông kích tây" vậy. Kế này mờ ảo vô song. Nó rất khó biết, khó đoán, bị đánh bất ngờ. Kế này nhằm chuyển mục tiêu để lừa dối đối phương, khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị. Có nhiều cách thức để thực hiện kế này, như: - Tạo tin đồn. - Làm rối tai rối mắt địch. - Buộc đối phương lo nhiều mặt. - Mê hoặc ý chí của địch. - Nghi binh. - Làm phân tán lực lượng đối phương. - Làm yếu lực lượng đối phương, lực lượng phòng vệ địch. Nguyên tắc của " Dương đông kích tây" là bí mật và chủ động. Bị động coi như phải chịu sự khống chế của địch. Điều kỵ khi dùng kế " Dương đông kích tây" là để lộ cơ. Lộ cơ là mất hết khả năng phòng bị, chuẩn bị. Dù là trên chiến trường, thương trường hay chính trường cũng đều phải giữ bí mật và nắm được thế chủ động.

2. Điệu hổ ly sơn (Dụ hổ ra khỏi rừng) Kế "Điệu hổ ly sơn" là nhử, dụ hay khuấy động làm cho con hổ ra khỏi rừng. Kế "Điệu hổ ly sơn" có hai lối: Một là nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ. Hai là đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.

3. Nhất tiễn hạ song điêu (Một mũi tên hạ hai con chim) Kế "Nhất tiễn song điêu" là dùng một mũi tên bắn chết hai con chim. Ý của mưu kế này là dùng sức lực tối thiểu để đạt đến hiệu quả tối đa.

4. Minh tri cố muội (Biết rõ mà làm như không biết) Kế "Minh tri cố muội" là biết thật rõ chuyện đấy, nhưng làm ra vẻ không biết gì. Với người xưa, đây là một triết lý xử thế rất cao, mục đích lại ẩn trốn tất cả những tiếng thị phi nghi hoặc, nhưng theo nghĩa mưu kế, nó là một thái độ thâm sâu. Cái đức của người quân tử không thể không cho thiên hạ biết, nhưng cái mưu kế của trượng phu không thể không giấu thiên hạ. Tóm lại, biết rất nhiều mà tỏ ra không biết một là kế "Minh tri cố muội" vậỵ.

5. Du long chuyển phượng (Biến rồng thành phượng) Kế "Du long chuyển phượng" là biến cái này thành cái kia, bên trong là hình rồng đó, nhưng làm cho nó trở thành phượng. Cái kế này rất phổ biến, trong dân gian ta gọi là "Treo đầu dê, bán thịt chó".

6. Mỹ nhân kế (Kế dùng gái đẹp) "Mỹ nhân kế" là dùng gái đẹp để làm xoay chuyển, thay đổi tình thế mà những cái khác không thể thực hiện được. Giai nhân từ ngàn xưa đến nay bao giờ cũng là đề tài chính. Tuy là phái yếu, không thể vác gươm đao mà đánh giặc, nhưng các nàng có thể thắng được bằng đôi mắt biếc và nụ cười xinh đẹp. Có những bức thành kiên cố cả mười vạn quân không hạ nổi, nhưng nó có thể bị sụp đổ bởi ánh mắt mỹ nhân. Sức mạnh của mỹ nhân đặc biệt là có ảnh hưởng đối với người anh hùng, người có quyền thế.

7. Sấn hỏa đả kiếp (Theo lửa mà hành động) Kế "Sấn hỏa đả kiếp" là lợi dụng lúc loạn để thao túng, lúc tình hình rối ren mà sắp xếp theo ý muốn. Có hai loại "Sấn hỏa đả kiếp": Một là theo lửa để mà đánh cướp. Hai là chính ta phóng hỏa mà đánh cướp. Theo lửa tức là thừa lúc người ở trong cơn nguy biến mà ta quấy hỗn loạn thêm. Phóng hỏa tức là chính ta gây ra sự hỗn loạn mà thực hiện theo ý muốn của ta. Theo lửa hay phóng hỏa cùng đi chung vào một mục đích là đánh địch và đoạt của địch để tạo cơ hội cho ta. Theo lửa thì dựa vào thời cơ sẵn có. Phóng hỏa thì tự ta tạo ra thời cơ. Không thể phê phán theo lửa hay phóng hỏa, cái nào hay, cái nào dở, cái nào tốt, cái nào xấu, vì cả hai giống như một sự biến ảo giữa không khí và nước. Trong sử sách, người ta thấy tay phóng hỏa giỏi là Trương Nghi. Một mình Trương Nghi đã phá tan thế hợp tung bằng cách dối Tề, lừa Triệu, dọa Ngụy, thuyết Yên, bịp Sở. Trương Nghi thật là con người có cái lưỡi bằng lửa thiêu đốt cả sáu nước, dựng thành cơ nghiệp thống nhất cho nhà Tần. Khổng Minh tuy là một nhà chính trị lỗi lạc tài tình, nhưng cái thế của ông ngay từ đầu chỉ là cái thế phải theo lửa để gây vốn: Lưu Bị bị Tào Tháo đánh chạy đến cùng đường, Khổng Minh đành tính kế nương nhờ Tôn Quyền rồi ăn theo cuộc chiến tranh Nam - Bắc, ăn theo trận Xích Bích để cướp Kinh Châu. "Sấn hỏa đả kiếp" đòi hỏi một khả năng hành động mau lẹ như con ó bắt mồi.

8. Vô trung sinh hữu (Không có mà làm thành có) Kế "Vô trung sinh hữu" là từ không mà tạo thành có. Thiên hạ không loạn, trật tự không rối thì làm gì có anh hào xuất lộ! Bởi lẽ đó, những anh hào thường được gọi là kẻ "chọc trời khuấy nước". Mục đích của khuấy nước là làm rối beng sự việc lên để dễ bề thao túng. Thủ đoạn của khuấy nước là gây tiếng tăm, tung tiếng đồn, gây xáo trộn rồi dựa vào đó mà thủ lợi. Kế "Vô trung sinh hữu" hình dung là tu hú đẻ nhờ, tổ thì chim khác làm, nhưng con tu hú cứ đến đặt trứng của nó vào đó, rồi lại nhờ loài chim khác ấp trứng luôn, khi trứng nở thành chim, tu hú con bay về với bầy tu hú.

9. Tiên phát chế nhân (Ra tay trước để chế phục đối phương) "Tiên phát chế nhân" là ra tay trước để dành chiếm ưu thế, để đoạt lợi, để bắt lấy sự chiến thắng. Kế "Tiên phát chế nhân" là không nói quá xa, viễn vông, mà phải nhìn vào thực tế gần nhất. Các vụ xảy ra trong lịch sử như: Lý Thế Dân tại Huyền Vũ Môn, Võ Tắc Thiên phế lập Lư Lăng Vương, Ung Chính cướp Bảo Tòa, Từ Hi độc sát Quang Tự, Gia Cát Lượng lấy đất Quang Trung... Tất cả đều là áp dụng thủ đoạn "chớp nhoáng" không cho địch kịp trở tay, không cho dư luận phản ứng kịp. Vẫn có câu "Tiên hạ thủ vi cường" là vậỵ.

10. Đả thảo kinh xà (Đập cỏ làm cho rắn sợ) Kế "Đả thảo kinh xà" là đập vào cỏ, làm động cho rắn sợ.

11. Tá đao sát nhân (Mượn đao để giết người) Kế "Tá đao sát nhân" là mượn dao để giết người, mượn tay người khác để giết kẻ thù của mình. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Sát nhân bất kiến huyết, kiến huyết phi anh hùng”. (Giết người không thấy máu, thấy máu không anh hùng). Trên đời dĩ nhiên chưa có kẻ nào chỉ giết người mà thành anh hùng, nhưng cũng hiếm có tay anh hùng nào không giết người. Điểm khác nhau không ở có hay không, mà ở chỗ thông minh hay ngu xuẩn. Tào Tháo mượn Lưu Biểu giết Nễ Hành, mượn lòng quân giết Dương Tu rồi lại được làm cái việc mèo già khóc chuột, thật đáng kể là một tay thông minh, gian hùng.

12. Di thể giá họa (Dùng vật gì để vu khống người ta) Kế "Di thể giá họa" là đem xác chết hay đồ vật gì bỏ vào nhà người khác để giá họa. Kế này thường được dùng bởi khối óc quỷ quyệt thông minh, tự mình không ra mặt mà làm cho đối phương bị hại. Như vậy gọi là "giết người không thấy máu".

13. Khích tướng kế (Kế chọc giận tướng giặc) "Khích tướng kế" là kế chọc giận tướng giặc, làm tướng giặc nổi giận. Nổi giận sẽ mất sáng suốt, thiếu suy nghĩ, không tự chủ được con người mình. Mạnh Tử nói: "Nhất nộ nhi an thiên hạ". Trong đời có nhiều sự việc được thành tựu bằng một cơn giận và cũng có nhiều việc thất bại bởi một cơn giận. Bởi vậy cái kế khích tướng cũng là một trong những diệu kế, nếu đạt ra thì kiến thiên hạ, cùng thì mang họa vào thân. Khích tướng còn là khơi dậy cái hùng khí của người khác để người ấy làm việc cho ta. Đối tượng tốt nhất của kế khích tướng là những người có tính tình bạo tháo hay sẵn sàng phẫn nộ. Tuân Tử bảo rằng: “Lời nói khéo êm như lụa, lời nói ác nhọn như giáo mác”. Thuyết là tiến dẫn lời nói, cái nghĩa căn bản của thuyết làm cho người ta nghe theo. Hiệu quả của thuyết rất lớn. Bởi thế mới có câu: "Thiên hạ tĩnh, nhất ngôn sử chi động. Thiên hạ động, nhất ngôn sử chi tĩnh". (Thiên hạ đang yên lặng, một lời nói làm náo loạn. Thiên hạ đang náo loạn, một lời nói làm lắng dịu). Căn bản mưu thuật của thuyết, theo Tuân Tử có bốn điều: Cơ, dũng, trí, biến. - Cơ: Là xem thời độ thế, nhân lợi thuận tiện. - Dũng: Là quyết đoán nói những điều không ai dám nói. - Trí: Là biết rõ sự tình, tâm lý, giải quyết được thắc mắc, chế phục được người. - Biến: Là biến hóa, trong các trường hợp bất trắc. Mục đích của thuyết có năm điều: - Làm cho người hiểu rõ. - Làm cho người tin tưởng. - Làm cho người đồng tình. - Làm cho người phục. - Làm cho người theo. Đạt được năm mục đích trên thì kể như nắm chắc phần thắng trong tay.

14. Man thiên quá hải (Lợi dụng sương mù để lẩn trốn) Kế "Man thiên quá hải" là lợi dụng lúc trời sương mù mà lẩn trốn, vượt qua hay hành động ngay trong lúc sương mù. Man thiên, trời u ám không phải hoàn cảnh hoàn toàn bất lợi như một quẻ trong Dịch lý đã nói. Man thiên, không thể ngồi đợi nó tới như sương mù do thời tiết thiên nhiên, mà phải tạo ra nó. Kế "Man thiên" đem áp dụng thực hiện được cả hai mặt: tiêu cực lẫn tích cực. Tích cực là đem ánh sáng đến cho một tình thế mờ mịt. Tiêu cực là lẩn tránh một tai họa, là lợi dụng cơ hội sơ hở của địch để thoát bí. Ở trận Xích Bích, Khổng Minh đã giải quyết vấn đề thiếu tên bắn cho các cung thủ bằng cách lấy mười chiếc thuyền lớn chất đầy rơm, đợi lúc trời sương mù, âm thầm đến trại Tào Tháo nổi trống la hét làm như tấn công. Tào sợ ngụy kế, không dám xông ra, chỉ bắn tên như mưa vào các thuyền rơm. Bằng một đêm đánh trống reo hò, không chết một người, Khổng Minh đã lấy được của Tào Tháo cả trăm ngàn mũi tên.

15. Ám độ trần sương (Đi con đường mà không ai nghĩ đến) Kế "Ám độ trần sương" là bí mật đưa quân qua con đường mà không ai nghĩ rằng ta sẽ đi qua. Kế này áp dụng giữa lúc hai bên đang đấu tranh, chiến đấu với nhau. Mỗi bên đều ra sức giấu mục tiêu thật của mình rồi đưa ra mục tiêu giả mà lừa đối phương. Đây là công việc rất phức tạp, có một quá trình khúc triết. Như "Tôn Tử Binh Pháp" viết: “Việc binh là trá ngụy, có thể mà làm ra vẻ không có thể, dùng đấy mà tỏ ra không dùng, gần giả làm như xa, xa giả làm như gần. Lấy lợi mà dụ, gây rối mà đuổi, thấy khỏe thì tránh. Đầu tiên là làm mọi cách giảm nhược lực đối phương, sau rồi mới tiến hành dự định. Muốn dụng kế này phải là người có tầm nhìn xa hiểu rộng và một khối óc tuyệt vời.

16. Phản khách vi chủ (Đổi vị khách thành vị chủ) Kế "Phản khách vi chủ" là đổi địa vị khách thành địa vị chủ. "Phản khách vi chủ" là trong đấu tranh đang ở vào thế bị động nên phải tìm kế hoạch đến chủ động, khách vốn là địa vị bị chi phối, mọi việc đều do chủ đặt định sắp xếp. "Phản khách vi chủ" là nguyên tắc thường dùng trong đấu tranh. Có chủ động mới khống chế được cục diện. Không có chủ động, không thể thắng lợi.

17. Kim thiền thoát xác (Ve sầu vàng lột xác) "Kim thiền thoát xác” là con ve sầu vàng lột xác. Kế này dùng cho lúc nguy cấp, tính chuyện ngụy trang một hình tượng để lừa dối, che mắt đối phương, đặng đào tẩu chờ một cơ hội khác. Kế "Kim thiền thoát xác" có một phạm vi rất rộng rãi và phổ biến, bất cứ ai ở hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng được.

18. Không thành kế (Kế bỏ trống cửa thành) "Không thành kế" là kế bỏ thành trống, thành bỏ ngỏ. Kế này có hai loại: - Một là lúc tình thế cực khẩn cấp, nguy hiểm như treo trên sợi tóc, buộc phải dùng nghi binh để lừa dối đối phương mà dựa vào đó để trốn thoát. - Hai là rút lui với đầy đủ kế hoạch dụ cho địch quân xâm nhập rồi mới bao vây tiêu diệt. "Không thành kế" thực ra là một cách tạo nghi âm cho đối phương, mục đích là không cho đối phương sớm có một quyết định.

19. Cầm tặc cầm vương (Dẹp giặc phải bắt tướng giặc) "Cầm tặc cầm vương" là dẹp giặc phải bắt chúa giặc. Phương pháp bắt chúa giặc thật thiên biến vạn hóa, không cứ bằng sức mạnh hay bằng trí khôn. Các kế khác như "Điệu hổ ly sơn", "Mỹ nhân kế" hay "Man thiên quá hải" đều có thể dùng cho kế "Cầm tặc cầm vương". Để đối phó với một nhân vật anh hùng, thì dù một quả đạn mà giết hay dùng mỹ nhân kế mà nhử thì cũng như nhau. Nhưng đa số âm mưu cầm vương được hiệu quả bằng kích thích anh hùng và mỹ nhân kế. "Tự cổ anh hùng đa hiếu sắc" là vậy. Việt Vương thua trận rồi, mà chỉ dùng một nàng Tây Thi đã đủ giam cầm Phù Sai. Lý Viên muốn đoạt quyền của Xuân Thân Quân, nên đã cho cô em là Lý Yên sang làm tì thiếp. Đó là những cách gián tiếp để cầm vương.

20. Ban trư ngật hổ (Giả làm con heo để ăn thịt con hổ) Kế "Ban chư ngật hổ" là giả làm con heo để ăn thịt con hổ. Lão Tử nói: “Người cực khôn khéo mà làm ra vụng về”, cũng như câu "đại trí nhược ngu". Người đi săn thường học tiếng heo kêu rồi tự giả làm heo để nhử con hổ. Đối với kẻ thù, ta hãy giả ngu như một con heo, trên bề mặt cái gì cũng thuận chịu, lúc nào cũng cười, lúc nào cũng cung kính để cho địch mất hết nghi âm. Chờ thời cơ chín, tìm thấy chỗ nhược của kẻ thù mà đập đòn sấm sét. - Dùng việc không gì quan trọng bằng bí mật. - Hành động không gì quan trọng bằng thừa lúc bất ý. - Dò xét không gì quan trọng bằng làm cho địch không hay biết. - Bên ngoài ra vẻ loạn mà bên trong rất có cơ ngũ. - Tỏ ra đói mệt nhưng thật là no khỏe. - Làm ra ngu xuẩn nhưng rất tinh tường. Những câu trên đây chính là căn bản lý luận của kế "Ban chư ngật hổ" vậy.

21. Quá kiều trừu bản (Qua cầu rồi phá cầu) "Quá kiều trừu bản" là qua cầu rồi thì phá cầu, ý nói một người sau khi đã thành công, muốn hưởng thụ một mình nên giết hại hoặc xa lánh những người bạn đã đồng lao cộng khổ với mình. Kế "Quá kiều trừu bản" thường trái ngược với kế "Ban chư ngật hổ". Qua cầu cất nhịp là lúc đắc thời đắc thế đem thuộc hạ ra mà khai đạo. Còn giả tiếng heo là kế áp dụng giữa lúc ở vào thế kẹt. Đứng trên lập trường đạo lý thì cất nhịp cầu là một hành động vong ân bội nghĩa. Lưu Bang nổi danh là người qua cầu cất nhịp lớn nhất trong lịch sử. Lúc Lưu Bang hàn vi còn đi ăn cắp gà, thôi thì Bang nói đủ các điều ngon ngọt dễ nghe để tựu chúng lập đảng. Đến khi nên cơ nghiệp rồi, lo việc củng cố quyền thế, Lưu Bang chẳng ngại gì hết, đổi lại thái độ, nghi ghét triều thần. Người thứ nhất mà Lưu Bang lôi chém là Hàn Tín, rồi đến Bành Việt, Anh Bố, bỏ tù Tiêu Hà, Trần Hi, Phàn Khoái. Trương Lương thấy họa chẳng chóng thì chày cũng đến với mình, nên bỏ trốn lên rừng học đạo tu tiên.

22. Liên hoàn kế (Kế móc nối nhau) "Liên hoàn kế" là nối liền với nhau thành một dây xích. "Liên hoàn kế" còn là vận dụng một quyền thuật để tạo phản ứng dây chuyền cho đối phương hoặc gây thành phản ứng nhiều mặt. Mỹ nhân kế là vũ khí phổ biến nhất cần thiết cho việc dùng "Liên hoàn kế". Vì người đẹp ví như nước, anh hùng ví như bùn, nước làm cho bùn nhão ra. Từ ngàn xưa, đa số anh hùng đã vì thương hoa tiếc ngọc nên bỏ lãng nhiệm vụ. Tuy vậy, vẫn phải phân biệt "Mỹ nhân kế" với "Liên hoàn kế". Liên hoàn kế là một hình ảnh của thực tiễn, bất cứ việc gì xảy ra cũng gây thành phản ứng dây chuyền. Việc xảy ra hôm nay cũng không tự dưng mọc ra, nó phải là kết quả dây chuyền từ những sự việc trước.

23. Dĩ dật đãi lao (Lấy khỏe để đối phó với mệt) Kế "Dĩ dật đãi lao" là lấy sự thanh thản để đối phó với hấp tấp, nhọc nhằn; dưỡng sức mà đợi kẻ phí sức. Kế này viết ở trong thiên "Quân Tranh" của bộ "Tôn Tử Binh Pháp": "Lấy gần đợi xa, lấy nhàn đợi mệt" nghĩa là trên chiến thuật phải tìm nắm trước địa vị chủ động để ứng phó với mọi tấn công của địch. Cũng có ý nói nên chuẩn bị chu đáo, dễ dàng lấy cái thế bình tĩnh xem xét tình hình biến hóa mà quyết định chiến lược, chiến thuật. Đợi địch mỏi mệt, tỏa chiết bớt nhuệ khí rồi mới thừa cơ xuất kích. Tôn Tử gọi thế là: "Ẩn sâu dưới chín từng đất, hành động trên chín từng trời". Sử dụng sách lược này đòi hỏi thái độ tuyệt đối trầm tĩnh ứng biến, đo được ý kẻ thù, hoàn cảnh kẻ thù, thực lực kẻ thù. Nếu thời cơ chưa chín thì đứng yên như trái núi. Khi cơ hội vừa tới thì lập tức lấp sông, chuyển bể. Tư Mã Ý ngăn Gia Cát Lượng ở Kỳ Sơn. Chu Du phóng hỏa tại Xích Bích. Tào Tháo đại phá Viên Thiệu nơi Quan Độ. Tạ Huyền đuổi Bồ Kiên ở Phi Thủy. Tất cả đều lấy ít đánh nhiều, thế kém vượt thế khỏe. Tất cả đều là kết quả sử dụng tài tình sách lược "Dĩ dật đãi lao".

24. Chỉ tang mạ hòe (Chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe) "Chỉ tang mạ hòe" là chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe. Ý nói vì không tiện mắng thẳng mặt nên mượn một sự kiện khác để tỏ thái độ.

25. Lạc tỉnh hạ thạch (Ném đá vào người dưới giếng) "Lạc tỉnh hạ thạch" là ném đá vào đầu kẻ đã rơi xuống giếng. Rơi xuống giếng lại còn ném đá vào đầu nạn nhân. Nếu đứng trên quan điểm đạo đức Khổng - Mạnh thì phải là hành động không chính nhân quân tử, nhưng nếu coi là một mưu kế thì hành động này lại là một hành động sáng suốt. Căn bản triết lý của "Lạc tỉnh hạ thạch" là chi phối được thì mới chiếm đoạt được, và nhân từ với kẻ thù tức là tàn nhẫn với chính ta. Lưu Bị lúc nào hé miệng cũng nói những điều nhân từ, lúc nào cũng chảy nước mắt, nhưng ông lại là người cũng giỏi thủ đoạn "Lạc tỉnh hạ thạch" nhất. Chẳng vậy mà khi Lã Bố vốn là người làm nhiều ân huệ đối với Lưu Bị, nào việc bắn kích ở Viên Môn, nào việc cho Lưu Bị nương tựa ở căn cứ mình... Đến lúc Lã Bố bị bắt sau khi thất trận Từ Châu, Tào Tháo trong lòng còn đôi chút thương mến muốn dụ dỗ Lã Bố, Lưu Bị ngại Tào Tháo có thêm một mãnh tướng nữa nên đã ghé tai Tào Tháo mà nhắc khéo: “Ông không nhớ chuyện Đinh Nguyên và Đổng Trác hay sao?” (Đinh Nguyên và Đổng Trác đều nhận Lã Bố làm con nuôi, nhưng đều bị chết vì tay Lã Bố. Lưu Bị đã không kể đến ơn nghĩa, lại còn đưa đòn độc "Lạc tỉnh hạ thạch" hạ Lã Bố. Như vậy, Lã Bố làm sao khỏi chết!

26. Hư trương thanh thế (Thổi phồng thanh thế) "Hư trương thanh thế" là thổi phồng thanh thế để cho người ta chóa mắt, nể sợ. Đời Tam Quốc, Tào Tháo tiến xuống Giang Định, rầm rộ cả trăm vạn hùng quân. Tháo định dùng ưu thế tuyệt đối để buộc Tôn Quyền phải hàng phục. Nhưng Khổng Minh trông thấy âm mưu này nên chỉ ba vạn quân với một số mưu kế và trận gió đông đã đánh bại quân Tào. Khi sử dụng kế này, trước hết phải xem mục đích và giá trị của nó thế nào đã, rồi mới định cỡ to nhỏ.

27. Phủ để trừu tân (Bớt lửa dưới nồi) Kế "Phủ để trừu tân" là bớt lửa dưới nồi, ý nghĩa là giải quyết trên căn bản một vấn đề, chủ ý không cho nó phát ra (bớt lửa cho nước khỏi trào). Khi có một việc đã bùng nổ ra rồi thì tìm cách làm cho nó dịu đi, không để nó tiếp tục ác liệt. Chỗ diệu dụng kế "Phủ để trừu tân" là không nghe thấy tiếng, không nhìn thấy hình, vô cùng như trời đất, khó hiểu như âm dương, khiến cho kẻ thù rơi vào kế của mình mà họ không biết. Không kể tình trường, chiến trường hay thương trường, kế "Phủ để trừu tân" lúc nào cũng là kế rất âm độc, lớn mang hiệu quả lớn, nhỏ có hiệu quả nhỏ. Ở tình trường, anh chàng kém vế thường o bế song thân hoặc anh em của đào, hơn là tấn công chính nàng! Ở chiến trường, kế "Phủ để trừu tân" lại càng dày đặc, giăng mắc như mạng nhện.

28. Sát kê hách hầu (Giết gà cho khỉ sợ) "Sát kê hách hầu" nghĩa đen là giết con gà cho con khỉ sợ. Theo truyền thuyết dân gian, con khỉ rất sợ trông thấy máu, cho nên khi người ta muốn dạy khỉ, trước hết họ giết một con gà, bắt con khỉ nhìn thấy đống máu bê bết rồi mới bắt đầu giáo hóa. Lúc bắt khỉ cũng thế, người ta vặn cổ con gà cho nó kêu lên những tiếng ghê rợn, khiến cho khỉ bủn rủn chân tay thì đến bắt. "Sát kê hách hầu" có tác dụng lớn, làm cho các vụ mới nở ra trong trứng nước bị rơi vào cảnh bối rối, sợ sệt.

29. Phản gián kế (Dùng kế của đối phương để quật lại) "Phản gián kế" là dùng người của đối phương lừa dối đối phương, dùng kế địch lừa địch. Tôn Tử nói: “Biết mình là biết thực lực và nhiệm vụ của mình. Biết người là biết thực lực và ý đồ của địch. Biết mình thì tương đối dễ hơn biết người. Cho nên muốn biết người thì phải dùng gián điệp”.

30. Lý đại đào cương (Đưa cây lý chết thay cây đào) "Lý đại đào cương" là đưa cây lý chết thay cho cây đào. Người lớn làm họa, bắt người bé chịu tội thay. Có rất nhiều kẻ tác gian phạm tội lại bắt người khác thế thân.

31. Thuận thủ khiên dương (Thuận tay dắt con dê về) "Thuận thủ khiên dương" theo nghĩa đen là thuận tay dắt con dê về. Sự việc trên đời, thiên biến vạn hóa rất kỳ diệu. Phải biết nắm lấy bất cứ cơ hội nào vụt hiện đến trước mắt, đó là những thâu hoạch, những cái lợi bất ngờ.

32. Dục cầm cố tung (Muốn bắt mà lại thả ra) "Dục cầm cố tung" theo nghĩa đen là muốn bắt cho nên thả ra. Muốn thực hành kế này, phải có một nhãn quan sâu rộng, một tấm lòng nhẫn nại vô song. Những kẻ cấp công cận lợi không bao giờ có đủ tài trí để thi hành nó. Kế "Dục cầm cố tung" không thi hành theo cái nghĩa đen của nó. Kế này nói lên sự mềm dẻo cho mọi chính sách, thứ nhất là chính sách thu phục lòng người, giữ người.

33. Khổ nhục kế (Hành hạ thân xác mình để người ta tin) "Khổ nhục kế" là hành hạ mình, rồi đem cái thân xác bị hành hạ ấy để làm bằng chứng mà tiếp cận với địch để hoàn thành một âm mưu nào đó.

34. Phao bác dẫn ngọc (Ném hòn ngói để thu về hòn ngọc) "Phao bác dẫn ngọc" nghĩa đen là ném hòn ngói để thu về hòn ngọc. Tức là dùng tiểu vật để đoạt một đại vật, như người đi câu vậy. Dân gian thường nói "thả con tép bắt con tôm" cũng là kế này.

35. Tá thi hoàn hồn (Mượn xác để hồn về) "Tá thi hoàn hồn" nghĩa là mượn xác để hồn về. Ý kế này chỉ rằng: Sau khi đã thất bại, buộc phải lợi dụng một lực lượng nào đó để khởi lên thi hành trở lại chủ trương của mình. Tuy nhiên, dùng kế này rất dễ đi vào con đường nguy hiểm, nếu sơ xuất thì tỷ như rước voi về giày mả tổ. Nếu mượn xác mà mượn ẩu thì chẳng khác gì vác xác chết về nhà.

36. Tẩu kế (Chạy, lùi, thoát thân) "Tẩu kế" nghĩa là chạy, lùi, thoát thân. Tại sao kế sau chót cổ nhân lại đặt là "kế chạy"? Lại có câu: "Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách". (Ba mươi sáu chước, chạy là hơn hết!) Bởi vậy kế này liên quan nhiều đến sự thành bại của một công việc lớn. Bất luận là đánh nhau bằng văn hay bằng võ, không ai là có thể thắng hoài. Trong quá trình chiến đấu bao gồm nhiều kiểu thắng, nhiều kiểu bại, lúc ẩn lúc hiện, trong chớp mắt dồn dập cả trăm ngàn biến chuyển. Nếu không ứng phó mau lẹ để tránh những cảnh bất lợi, để nắm mau lợi thế mà tiến tới thắng lợi, thì không phải là nhân tài. Chạy có nhiều phương thức. Bỏ giáp, bỏ vũ khí mà chạy, bỏ đường nhỏ mà chạy tới đường lớn, bỏ đường bộ mà chạy sang đường thủy... Các phương thức tuy không giống nhau nhưng cùng hướng chung đến mục đích là tránh tai họa để bảo đảm an toàn, để bảo toàn lực lượng. "Tẩu kế" không phải là chạy dài. Chạy chỉ là một giải pháp để mà sẽ quay lại. Tinh hoa của kế chạy là giành thời gian, bảo tồn sức khỏe, lực lượng. Rút chạy đến một vị trí mới, cho tư thế vững mạnh hơn, tập trung nỗ lực và củng cố tinh thần, chọn một cơ hội thuận tiện để quật lại, ấy mới thực là "Tẩu kế". Sau hết phải lo đến điểm nguy của kế chạy: Khi chạy, sẽ mất tinh thần, sự việc hoàn toàn lỏng lẻo, mất sự tin tưởng ở xung quanh. Nếu không giải quyết cho chính xác những vấn đề trên thì "tẩu" không còn là một kế hoạch nữa, mà là một sự tan rã vậy!

Tam thập lục kế mà người Trung Hoa đúc kết lại quả thật là hay. Tuy nhiên tuỳ theo hoàn cảnh mà vận dụng nhưng tốt hơn hết là đừng vận dụng, chỉ biết để mà khỏi trúng kế đối phương đã là quá thành công rồi. Ở đời luôn nhớ câu Ngoài trời còn có trời, Trên người còn có người tốt nhất đừng có hơn thua.

ALBUM KỸ NIỆM TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

ALBUM DU LỊCH NGŨ HÀNH SƠN (ĐÀ NẴNG)


NON NƯỚC THẦN TIÊN

Thần tiên chi cảnh chính là đây
Thuỷ tú kỳ sơn Non Nước này.
Cheo leo vách núi cây reo gió,
Tĩnh lặng tháp chùa ẩn dưới mây.
Âm Phủ hang sâu cây quấn đá
Thông Thiên động núi đá vờn mây.
Xanh xanh Đông Hải xanh trời thẳm
Lẳng lặng Trường Giang ẩn dưới cây.
Tiêu dao thoả ước trời mây nước
Kỹ niệm nào quên Non Nước này!
VIỄN THI CƯ SĨ

ALBUM DU LỊCH THỦ ĐÔ HÀ NỘI

TÌM HIỂU VỀ CUỘC ĐỜI VỊ TƯỚNG TRẦN QUỐC TOẢN

Trần Quốc Toản, vị anh hùng trẻ tuổi mà chúng ta được học trong các bài học lịch sử khi còn nhỏ, là một tấm gương sáng cho bao thế hệ trẻ Việt Nam suốt hơn 700 năm qua. Tuy nhiên có nhiều điều về vị anh hùng trẻ tuổi này mà chúng ta chưa biết, nhất là về cái chết của ông. Có phải ông đã mất năm 1285 trong cuộc kháng chiến chông quân Mông – Nguyên lần thứ hai như sử sách đã ghi? Vì sao ông lập được nhiều chiến công nhưng không được phong tước vương mà chỉ được phong tước hầu?

Bài học lịch sử thuở nào:
Chúng ta đã từng được học về Trần Quốc Toản trong các bài học lịch sử ở bậc Tiểu học như sau: Năm 1282 vua Trần Nhân Tông tổ chức hội nghị Bình Than họp mặt các vương hầu để bàn cách chống giặc Mông - Nguyên. Được tin, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản cùng với Hoài Nhân vương Kiện cưỡi ngựa đến Bình Than tham dự. Nhưng đội quân thánh dực của vua Trần Nhân Tông ngăn lại không cho vào vì Quốc Toản còn nhỏ, chưa đủ tuổi bàn việc nước. Quốc Toản tức lắm, tay cầm trái cam bóp nát đi lúc nào không biết.

Sau đó chàng về tập hợp người thân và gia nhân của mình, mua vũ khí sắm chiến thuyền và luyện tập võ nghệ chờ ngày đánh giặc. Chàng cho may một lá cờ thêu sáu chữ vàng "Phá cường địch báo hoàng ân", nghĩa là "Phá giặc mạnh báo ơn vua" để làm cờ hiệu riêng cho đội quân mình. Đội quân của chàng đã giúp tướng Trần Nhật Duật đánh lui quân giặc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và chàng cũng đã tử trận trong trận chiến này.

Cuộc đời Trần Quốc Toản:
Theo như kết quả những nghiên cứu gần đây, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản là con của Vũ Uy vương Trần Nhật Duy và bà Trần Ý Ninh. Trần Nhật Duy là con trai vua Trần Thái Tông nên Trần Quốc Toản là cháu nội của vua Trần Thái Tông, vị vua Trần đầu tiên của nước ta.

Khi quân Mông Cổ xâm chiếm Đại Việt lần thứ nhất (1257-1258), Trần Nhật Duy đang làm Tổng trấn biên giới phía Bắc. Sau chiến thắng quân Mông Cổ lần thứ nhất năm 1258, vua Trần Thánh Tông cử Trần Nhật Duy và vợ là Trần Ý Ninh cùng một số tướng lãnh sang giúp nhà Tống, vì lo rằng nếu Mông Cổ tiêu diệt nhà Tống thì quân Mông Cổ sẽ kéo sang đánh Đại Việt lần nữa.

Trần Quốc Toản được mẹ sinh ra ở đất Tống vào năm 1267. Ông có nhiều bạn bè là con cháu trong hoàng tộc nhà Tống. Năm 1279, sau khi nhà Tống bị nhà Nguyên tiêu diệt hoàn toàn, một số người Tống kéo sang Đại Việt lánh nạn và giúp nhà Trần đánh giặc Mông – Nguyên. Một đội quân do hoàng tử Tống tên là Triệu Trung cầm đầu chiến đấu dưới sự chỉ huy của Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật.

Em của hoàng tử Triệu Trung là công chúa Triêu Ngọc Hoa cùng chiến đấu trong đội quân này. Trần Quốc Toản cũng cầm đầu một đội quân khác chiến đấu dưới sự chỉ huy của tướng Trần Nhật Duật. Sau đó Trần Quốc Toản và Triệu Ngọc Hoa yêu thương nhau và hai người thành vợ chồng. Vì lấy vợ Tống, cho nên mặc dù trung nghĩa và lập được nhiều chiến công nhưng Trần Quốc Toản chỉ được phong tước hầu (Hoài Văn hầu) chứ không được phong tước vương.

Nghi vấn về cái chết của Trần Quốc Toản năm 1285
Về cái chết của ông, theo chính sử Việt Nam ghi lại thì ông mất năm 1285 nhưng không nói rõ ông mất ở đâu, trong trận nào. Riêng các quyển sử của nhà Nguyên viết rằng ông chết trong trận đánh ở sông Như Nguyệt. Nhưng theo gia phả của hậu duệ Trần Ích Tắc là chú của Trần Quốc Toản ghi lại thì Trần Quốc Toản cùng vợ trở về Trung Quốc khởi binh khôi phục triều Tống.

Riêng gia phả của hậu duệ Trần Quốc Toản mang tên "Viêm phương Trần tộc Lưu phả" và mộ chí ở Trung Quốc vừa tìm thấy được có nói về người vợ Tống của ông là vị công chúa cuối đời Tống tên Triệu Ngọc Hoa. Trong gia phả và mộ chí này có nói rằng Trần Quốc Toản sống rất thọ và mất ở Tống chứ không phải chết trong trận đánh với quân Nguyên năm 1285 như chúng ta đã biết.

BÉ BI

BÉ TI

CỔ KIM KẾT HỢP

Trang Tử yết kiến vua nước Lỗ là Ai Công. Ai Công nói:

- Nước Lỗ của ta có nhiều nho sĩ, song không ai được như tiên sinh.

Trang Tử đáp:

- Tôi lại thấy nước Lỗ rất ít nho sĩ.

Ai Công cả giận mà rằng:

- Khắp nước Lỗ của ta, người mặc áo nho sĩ rất nhiều. Sao ngài lại bảo là ít?

Trang Tử từ tốn trả lời:

- Thần nghe nói nhà nho nào đội mũ tròn thì biết xem thiên văn. Người nào đi giày vuông lại thông tỏ địa lý. Còn ai đeo ngọc quyết trên cổ là biết xử sự, quyết đoán. Bây giờ muốn biết trong số ấy ai là người có thực tài, nhà vua hãy ban một sắc lệnh: Kẻ nào không phải nhà nho thật sự mà ăn mặc như trên thì sẽ bị xử chém.

Nghe lời Trang Tử, Lỗ Ai Công liền ban lệnh đúng như vậy. Chỉ sau ít ngày, cả nước Lỗ không ai dám mặc y phục nhà nho nữa. Duy nhất có một ông lão mặc y phục nhà nho chỉnh tề đến trình diện nhà vua. Lỗ Ai Công liền cho mời vào hỏi việc nước. Quả nhiên ông lão đó học vấn rất uyên thâm, đúng là một nhà nho chân chính.

Lỗ Ai Công thán phục cách thử tài này lắm, bèn hỏi Trang Tử:

- Sao ngài có cách thử tài thần diệu thế? Giúp ta không tốn mấy công sức mà phân biệt được ngay thật giả.

Trang Tử cười mà nói rằng:

- Tâu bệ hạ! Có gì ghê gớm đâu. Thần chỉ học cách làm của một nước láng giềng thôi. Mấy năm vừa qua nước họ cũng xuất hiện nhan nhản tiến sĩ. Nhưng đến khi một quan chức cấp cao yêu cầu đã là tiến sĩ thì phải xuất trình công trình khoa học. Vậy là chỉ có vài chục phần trăm xuất trình được. Số còn lại đều là tiến sĩ mua, tiến sĩ… giấy cả!

Lỗ Ai Công nghe xong liền gật gù:

- Nếu vậy thì ta cũng đỡ xấu hổ. Có điều là đã đến lúc phải thắt chặt lại kỷ cương học tập. Kẻo sẽ di hoạ đồ giả về sau!

TRÂM -QUỲNH -MI

ALBUM DU LỊCH VỊNH HẠ LONG

Truyền thuyết về vịnh Hạ Long
Hình ảnh vịnh Hạ Long với muôn vàn hòn đảo được ví như vô số châu ngọc đàn rồng phun ra Vịnh Hạ Long có từ xa xưa do những kiến tạo địa chất. Tuy nhiên, trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết cho rằng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển, như bức tường thành vững chắc chặn bước tiến của thuyền chiến giặc. Đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột đã đâm vào các đảo đá và va chạm với nhau vỡ tan tành.
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15km).
Lại có truyền thuyết khác[ nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.
Ų