28 tháng 5, 2009

TẾT ĐOAN NGỌ MÙNG 5 THÁNG 5

TẠI SAO GỌI LÀ ĐOAN NGỌ?

ĐOAN NGỌ là cái tết truyền thống thứ hai trong năm âm lịch mà hầu hết người Việt Nam đều ăn - đặc biệt là ở nông thôn, là nơi hầu hết mọi người gắn bó với ruộng đồng qua canh tác và chăn nuôi quanh năm vất vả, nhọc nhằn. Đây là một dịp để họ nghỉ xả hơi. Về phương diện thời tiết, Tết Đoan Ngọ nhằm vào ngày mồng năm tháng năm âm lịch, thuộc tiết Đại Thử.[Thời tiết Rất Nóng] thường sinh ra một số bệnh liên quan đến sức nóng của vũ trụ.

Tháng năm âm lịch, theo lối tính 12 chi là tháng "Ngọ." Trên bầu trời đến tháng năm thì chuôi sao Bắc đẩu quay về Ngọ nên gọi tháng năm là "ngọ nguyệt."

Ngày 5 tháng năm gọi là Đoan Ngo. Vì chữ "Đoan" có nghĩa là chính, là thẳng, là mở đầu. Có khi gọi là Đoan Ngũ vì có hai số 5. Người ta còn gọi là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ. Gọi là Đoan Dương vì số 5 thuộc dương. Thời tiết vào dịp mồng 5 tháng năm rất nóng, ở Đông Nam Á châu (đặc biệt Trung Hoa và Việt Nam) đây là thời điểm khí hậu rất nóng, côn trùng và sâu bọ nở ra nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Có lẽ vì sự kiện này mà người ta con xem Tết Đoan Ngọ là "ngày giết sâu bọ" (Bắc Phần Việt Nam)

CÁC SINH HOẠT TRONG NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ

Tết này đến vào sau vụ mùa. Lúa nếp, bắp đậu và kê khá dồi dào. Nông dân nghỉ ngơi lấy sức. Tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam người ta gọi là "ĂN MÙNG NĂM"

Người ta đã làm lễ cúng tổ tiên vào giờ Ngọ, và đi hái lá thuốc vào giờ ngọ (khi mặt trời đứng bóng). Vì tin rằng vào lúc giữa trưa ngày mồng 5-5 tất cả các thứ lá cây đều hấp thụ được một loại khí thiên nhiên nào đó và trở thành dược liệu trị được nhiều thứ bệnh thông thường

Dùng mắt trần nhìn lên mặt trời, vì tin rằng ánh sáng mặt trời vào thời điểm ấy cũng có tác dụng tốt đối với con mắt. Tại miền Bắc, vào ngày mồng Năm tháng Năm Âm lịch, nhiều nơi có tục lệ ăn trứng luộc, ăn kê (chè) bánh đa (bánh tráng). Người lớn cả nam lẫn nữ đều uống một chút rượu có hòa một chút hồng hoàng hoặc tâm thần đan gọi là để "giết sâu bọ" (có lẽ sợ vì khí hậu nóng bức quá mà con người hóa cuồng chăng). Đối với trẻ con, từ sáng sớm, khi chúng còn ngủ, người ta bôi vào thóp thở và ngực, vào rốn một chút hồng hoàng cũng nói là để "trừ khử trùng".

Hồng Hoàng hay Thư Hoàng là một vị đông dược, tên khoa học là "Realgar, Orpiment", tính chất ấm, cay. là một khoáng thạch có chứa chất A-sen, màu đỏ da cam, dùng để chữa các chứng kinh phong, kinh giật hoặc sốt kéo dài. Dùng bên ngoài thì chữa lở-ngứa, mụin nhọt và chửa các vết do rắn rết sâu bọ độc cắn.

LÁ MỒNG NĂM - TÁC DỤNG VÀ LỢI ÍCH

Lá hái vào ngày 5-5 thường gọi là lá Mồng Năm. Người bình dân và người nông thôn thường nấu nước lá uống hàng ngày, tác dụng đầu tiên là giải nhiệt, tiêu thực...

Theo truyền tụng dân gian, thì bất cứ loại lá nào nếu hái vào đúng giờ Ngọ ngày 5-5 đều là lá thuốc, nhưng thực tế, người ta chỉ quen hái một số lá nhất định, ở các rừng hoặc rú mà thôi. Chẳng hạn:


Lá Ngấy
Lá Bướm Bạc
Lá Vối
Lá Ổi
Lá Lốt
Lá Bạc Hà

Lá Thuốc Cứu [Ngãi Diệp]
Lá Nhân Trần
Lá Cỏ Xước
Lá Vông Vang
Bồ Công Anh
Ích Mẫu Leonurus heterophyllus]
Lá Mã Đề Xa tiền thảo -Plantago major]
Lá Mâm Xôi
Dây Hà Thủ Ô tức Dạ Giao Đằng
Lá Dâu
Lá Tre (đọt)
Lá Sâm Đất
Hái về phơi khô, trộn lại với nhau rồi chia thành từng bó nhỏ vừa nấu một nồi nước khoảng 10 lít cho cả nhà uống.

ĂN TẾT ĐOAN NGỌ TẠI CÀ PHÊ LÀNG TÔI

TRƯA VỀ ĂN CÚNG MÙNG NĂM Ở NHÀ BỐ
BUỔI CHIỀU HỌP LỚP 12D. ĐÚNG LÀ MỘT NGÀY ĂN TẾT.
ALBUM HỌP LỚP 12- RẤT TIẾC CHỈ CÓ MẤY CÁI DO HIẾU CHỤP RỒI BỎ ĐÂU MẤT HAY XOÁ MẤT RỒI. HỎI THÌ HIẾU BẢO KHÔNG BIẾT NỮA, CHẲNG BIẾT TẠI SAO? BẠN THẬT TỆ QUÁ!

Ų