19 tháng 11, 2008

HAI CHA CON

ANH DẮT EM VÀO CÕI BÁC XƯA- ĐƯỜNG XOÀI HOA TRẮNG NẮNG ĐU ĐƯA - CÓ HỒ NƯỚC LẶNG SÔI TĂM CÁ- CÓ BƯỞI CAM THƠM MÁT BÓNG DỪA....

CHỮ PHÚC

LỊCH SỬ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHI VẤN (BÀI 2)

SỰ THẬT VỀ ANH HÙNG LÊ VĂN TÁM

Vụ đốt kho đạn Thị Nghè ngày 1.1.1946 bao nhiêu năm nay quy về một huyền thoại Lê Văn Tám. Nhưng về phương diện khoa học, huyền thoại này không đứng vững được. Và chúng ta cứ chấp nhận như thế mà lưu truyền như là một hình tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng suốt bấy lâu.

Nhưng đến nay đã có nguồn tư liệu cho chúng ta có cái nhìn khác những gì viết trong sách sử. Tổ đánh mìn kho đạn Thị Nghè là công nhân nhà máy đèn Chợ Quán gồm có Ka Kim, Kỷ và Nỉ. Ka Kim là chỉ huy. Kỷ và Nỉ dùng thuyền nhỏ chở mìn chờ lúc con nước ròng đưa thuyền chở mìn và hai người chui qua ống cống thoát nước. Vì lính gác rất chặt chẽ nên hai anh tiến hành công việc đặt mìn rất chậm. Khi đặt xong đến giờ điểm hỏa thì con nước đã lớn, ống cống ngập lút không ra được. Giờ điểm hỏa phá tung kho đạn Thị Nghè cũng là giờ phút hy sinh của hai công nhân nhà máy điện Chợ Quán.” Có nhiều bài báo, có cả sách viết về Lê Văn Tám. Hiện nay, rất nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước có nào là tượng đài, công viên, đường phố mang tên Lê Văn Tám, trường học Lê Văn Tám...

Tuy nhiên, nếu nghiêm túc về nguồn để tìm kiếm sự kiện lịch sử có thể sẽ nảy sinh những thắc mắc: liệu Lê Văn Tám có phải là người thật việc thật, từng lập nên chiến công oanh liệt? Xin nêu ra vài điểm thắc mắc như sau:

1. Qua tên gọi Lê Văn Tám, với tập quán đặt tên của người miền Nam, có thể suy ra Tám có sáu anh chị ruột lớn hơn (không kể các em). Năm 1946, Tám khoảng 10 tuổi như vậy phỏng đoán các anh chị của Tám hơn 10 tuổi đến hơn 20 tuổi. Qua 1975, tức 30 năm sau, anh chị của Tám khoảng chừng từ 40 đến 50 tuổi.

Ở lứa tuổi này, rất nhiều khả năng trong số sáu anh, chị của Tám có người vẫn còn sống (ngay cha mẹ của Tám cũng có thể còn sống với lứa tuổi từ 60 - 80). Trước 1975, có thể họ không dám nhận là anh chị của Tám, nhưng sau khi cách mạng thành công, tại sao không thấy ai đứng ra nhận vinh dự (và cả quyền lợi) cho gia đình? Nếu gia đình khiêm tốn không nhận công lao kháng chiến, các cơ quan chức năng cũng phải đi tìm. Ngành thương binh xã hội phải lập danh sách gia đình có công với cách mạng, ngành viết lịch sử phải tra cứu thân thế sự nghiệp.

Chẳng lẽ tất cả sáu anh chị của Tám đều đã chết yểu ở độ tuổi từ 20 đến 30? Ngay cả trong trường hợp chuyện này xẩy ra, hẳn chú bác, cô dì của Lê Văn Tám thế nào cũng có người còn sống, vì Tám ở ngay vùng Thị Nghè chứ nào phải nơi xa xôi, hẻo lánh gì?

Để làm rõ hơn, đề nghị nên đăng thông báo trên truyền hình, phát thanh, báo chí, cả trung ương lẫn địa phương, tìm người thân của Lê Văn Tám.

2. Chỉ nghe kể Lê Văn Tám là giao liên, nhưng không thấy nói cụ thể Tám là giao liên cho đơn vị nào. Phàm đã hoạt động cách mạng, thời chống Pháp cũng như chống Mỹ, dứt khoát phải hoạt động trực thuộc một đơn vị nào đó (như Thành đoàn, Công đoàn, Binh vận, Biệt động thành, Trinh sát vũ trang, Địch vận ...v.v...), không ai có thể một mình một cõi, tự tung tự tác, muốn hoạt động ra sao cũng được, dù là tự thiêu, phá hủy kho đạn của địch. Thực tiễn hoạt động cách mạng tại Sài Gòn cho thấy đến tình báo hoạt động cũng phải có tổ chức. Đơn vị của Tám không đứng ra báo công trường hợp người của đơn vị mình là thiếu sót lớn, không phải để hưởng tiếng thơm lây, mà là có tội che giấu thành tích của người làm nên lịch sử. Vậy đơn vị nào có chiến sĩ Tám, cần nhanh chóng làm các thủ tục này. Không lẽ cả đơn vị lớn nhỏ đều hy sinh hết? Nhiều trường hợp cả đơn vị hy sinh, vẫn có nhiều người biết do cuộc chiến tranh của chúng ta luôn được nhân dân nuôi dưỡng, bảo vệ giúp đỡ.

3. Thông thường, theo nguyên tắc quân sự, kho đạn nào cũng được bảo vệ nghiêm ngặt. Đây là khu quân sự cấm người lạ mặt lai vãng, ngoài cổng luôn có lính gác "vũ trang đến tận răng". Trong kho lại có nhiều nhà kho, mỗi nhà kho đều có cánh cửa luôn khóa chặt, đạn được bỏ trong thùng, niêm khóa cẩn thận. Chỉ khi có người đến lĩnh đạn hoặc quan hệ công tác, trình giấy tờ hợp lệ và đầy đủ, lính gác mới mở cổng cho vào. Tiếp đó, phải có lệnh của trưởng kho, thủ kho mới mở khóa, giao đạn. Đằng này Lê Văn Tám chạy một hơi từ cổng vào thẳng trong nhà kho mà chẳng thấy bóng dáng nửa tên lính tráng nào ngăn cản, cứ như xông vào chỗ... không người, tất cả mọi cánh cổng, cánh cửa kho đều mở rộng như chờ đón sẵn...?!

Giả sử Lê Văn Tám đã điều nghiên kỹ lưỡng, nắm được quy luật của địch, hoặc rơi vào trường hợp may mắn ngẫu nhiên, do lính gác cổng bị bất ngờ không kịp phản ứng và tất cả mọi tình huống đều thuận lợi cho Tám, thì một người trung niên khỏe mạnh bình thường tẩm xăng đốt mình cháy bùng bùng như cây đuốc sống cũng khó có thể (nếu không muốn nói là không thể) chạy bộ được một quãng xa tới vài chục mét. Nhà kho, nhất là kho đạn, không phải nhà mặt tiền, chí ít cũng phải qua cổng gác rồi cách vài chục mét.

Hình tượng Lê Văn Tám được đưa lên như thế nào?

Người sáng tác hình tượng này là đạo diễn phim truyện Phan Vũ. Theo ông Phan Vũ kể, ông không hề viết rằng Lê Văn Tám là nhân vật có thực lập nên kỳ công "cây đuốc sống", mà chỉ viết một phim truyện. Nhưng do các nhà tuyên truyền thời ấy thấy cần xây dựng một tấm gương dũng cảm hy sinh cứu nước, bèn chộp luôn sáng tác của ông, hiện thực hóa như một nhân vật có thật. Lỡ phóng lao đành theo lao luôn. Tại sao nhân vật được đặt tên là Lê Văn Tám? Vẫn theo tác giả Phan Vũ, khi ấy nhân dịp Cách mạng tháng Tám, ông đặt luôn nhân vật của mình tên Tám, vừa có ý nghĩa, vừa dễ nhớ, vừa dân dã lại rất Nam Bộ gần gũi.

Thời chiến, có thể dùng mọi biện pháp, miễn hữu ích. Nay cũng cần trả lại sự thật cho các sự kiện lịch sử.

Ngẫm mà coi buồn cười không? Hay cười buồn.

* Thật buồn cười là một tờ tiền mệnh giá 10.000 đồng lại quá lớn khi chúng ta rút ví để cho một người hành khất nhưng nó lại quá nhỏ khi chúng ta đem nó đi mua hàng.

* Thật buồn cười là 1 tiếng đồng hồ trở thành khoảng thời khắc quá dài khi chúng ta dành để trò chuyện cùng cha mẹ nhưng lại quá ngắn ngủi khi ngồi tán gẫu dăm ba câu chuyện phiếm cùng đám bạn bè.

* Thật buồn cười khi dăm ba phút đá bù giờ của một hiệp đấu bóng đá cũng khiến chúng ta khoái chí và hồi hộp đến run người nhưng cũng bằng ấy thời gian thầy cô giáo dạy thêm cho hết bài học lại làm chúng ta cau mày khó chịu.

* Thật buồn cười là chúng ta có thể ngấu nghiến đọc cho bằng hết một cuốn truyện dày 5 – 7 trăm trang nhưng lại thật khó nhọc khi nhìn tới dù chỉ một chương trong cuốn sách giáo khoa lịch sử.

* Thật buồn cười khi mọi người chen chúc và xô đẩy nhau bằng được để có thể giành cho mình một chỗ ngồi ở hàng đầu tiên lúc đi xem bóng đá hay ca nhạc nhưng lại cố tranh giành nhau chiếc ghế cuối lớp.

* Thật buồn cười khi chúng ta cần đến vài ba ngày trời suy nghĩ và cân nhắc để đưa một buổi học bù vào thời khoá biểu của mình nhưng lại sắp xếp được thời gian cho một buổi đi chơi ngay vào phút chót.

* Thật buồn cười là một số người vô cùng khó khăn khi đọc hay giải thích, hướng dẫn cho người khác một bài học nhưng lại rất dễ dàng khi hiểu và truyền bá những câu chuyện ngồi lê đôi mách.

* Thật buồn cười khi chúng ta thật khó khăn nghĩ ra một điều gì đó tốt đẹp để cầu nguyện cho người khác nhưng lại tìm ra đủ thứ để mong ước cho bản thân.

* Thật buồn cười là chúng ta có thể nhanh chóng quyết định đi theo chỉ dẫn của một người hoàn toàn lạ mặt khi chúng ta lạc đường nhưng lại ngại ngần không làm theo lời mách bảo từ suy nghĩ của chính mình.

* Thật buồn cười khi chúng ta thường bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những gì người khác đánh giá về mình hơn là những gì mình tự đánh giá về bản thân.

Free Budgie Blue MySpace Cursors at www.totallyfreecursors.com

TÌM HIỂU VỀ DIÊN HỰU TỰ (CHÙA MỘT CỘT)

Chùa Một Cột là một thể loại kiến trúc độc đáo giữa lòng kinh đô Thăng Long. Theo truyền thuyết vào năm 1049, một hôm nhà vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm dắt vua lên ngồi tòa sen. Tỉnh giấc, vua thấy lòng mình bàng hoàng như là chuyện thật, nên vào buổi thiết triều vua đem việc ấy hỏi các quần thần, trong đó có các thiền sư đạo cao đức trọng tham dự.

Có thiền sư là Thiền Tuệ khuyên vua xây chùa để báo ân Phật, theo đúng mô hình như giấc chiêm bao đã thấy. Do đó, chùa có mô hình như một tòa sen, được dựng trên cột đá giữa ao, như đã thấy trong chiêm bao. Khi khánh thành chùa, các thiền sư chay đàn, tụng kinh cầu quốc thái dân an và lấy tên là chùa Diên Hựu (kéo dài cõi phúc). Vì có mô hình “một cột” nổi trên hồ sen, nên nó còn có tên là chùa Một Cột.

Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922. Đài Liên Hoa như chúng ta thấy hiện nay được làm lại năm 1955. Đài hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong, dựng trên cột cao 4m, đường kính 1,2m gồm 2 trụ đá ghép chồng lên nhau liền thành một khối. Tầng trên là một khung gỗ kiên cố đỡ ngôi đài với mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có lưỡng long triều nguyệt. Hình dáng ngôi chùa như một đóa hoa sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Đi qua ao theo lối nhỏ lát bằng gạch, ta sẽ đến một cầu thang dẫn lên Phật đài có một tấm biển bằng chữ Hán đề trước cửa: Liên Hoa Đài. Đó chính là vài nét mô phỏng về kiến trúc ngôi chùa. Ngày nay, chùa Một Cột chính là biểu tượng văn hóa thể hiện được bề dày của một nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Nếu đứng trên bình diện triết học để bàn về kiến trúc đặc sắc này thì chúng ta thấy chùa chỉ có một gian còn gọi là Liên Hoa đài (đài hoa sen) nằm trên một cột đá (nhất trụ - nên chùa còn có tên là chùa Một Cột) nằm giữa giếng Linh Chiểu (Linh Chiểu tỉnh) chính là lối kiến trúc thể hiện tinh thần bất nhiễm, tinh thần “nhất trụ kình thiên” của lịch sử giữ nước của dân tộc. Ngoài hồ Linh Chiểu còn có hồ Liên Trì hình tròn, có bốn cầu cong bắt qua.

Theo bia ký ở chùa Long Đọi (Nam Hà) ghi lại sự tích này như sau: “Đào hồ Linh Chiểu, giữa hồ vươn lên một cột đá, đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh, trên sen dựng tòa điện màu xanh. Trong điện đặt pho tượng Quan Âm. Vòng quanh hồ là dãy hành lang. Lại đào ao Bích Trì, mỗi bên đều bắc cầu vồng để đi qua. Phía sân cầu đằng trước, hai bên tả hữu xây tháp lưu ly”.

Khi nói về “đài hoa sen” thì quan niệm biểu trưng tinh thần bất nhiễm của Phật giáo được bộc lộ rất rõ nét. Chùa như một đóa sen tinh thần vĩ đại mọc lên giữa hồ Linh Chiểu và được một hồ sen tạo hóa bao trùm lấy nó, tôn lên một vẻ đẹp triết lý sâu xa về bản chất giác ngộ ẩn tàng trong mỗi cuộc đời chúng sanh.

Tuy rằng giữa cuộc đời, chúng ta thấy có tính cá biệt của người này người nọ; cũng như tính sai biệt trong một rừng cây, có cây cao cây thấp, nhưng tinh thần Pháp vũ vô phân biệt của Phật giáo như một đóa sen bất nhiễm, luôn tỏa hương thơm ngát, mang đến sự giải thoát cho chúng sanh và cứu vớt chúng sanh bằng tấm lòng bao dung, độ lượng không phân biệt sang hèn.

Kiến trúc chùa Một Cột còn mang tính triết lý âm dương trong triết học Trung Hoa. Quan niệm âm dương là một quan niệm đặc biệt của người Trung Hoa mà chúng ta không thấy trong tư tưởng của các dân tộc khác. Riêng quan niệm positif négatif ở châu Âu thì cũng chỉ là một phần nhỏ của quan niệm âm dương mà thôi.

Ngoài ra, tinh thần tùy duyên của Phật giáo rất là uyển chuyển, nhưng không vì thế mà mất đi chân lý giải thoát của mình. Theo Robert e.fisher cho rằng: “Trong số bí quyết dẫn tới sự thành công của Phật giáo là khả năng thích nghi và nó chuyển hóa bên trong các nền văn hóa khác nhau…, cả những thần linh nông nghiệp mang tính chất phồn thực (khả năng sinh sản và sự màu mở đất đai)”.

Riêng nghệ thuật kiến trúc chùa Một Cột, sự ảnh hưởng này ở chỗ vòng ngoài hình vuông (tượng trưng cho âm - dấu trừ) và cột hình tròn (tượng trưng cho dương - dấu cộng), công tác hoán chuyển cho nhau mà Kinh Dịch gọi “dịch là giao dịch”, bao gồm các tính chất: “trong dương có âm, trong âm có dương; âm thịnh dương suy, dương thịnh thì âm suy”, đó chính là quy luật tuần hoàn tương khắc, tương sinh của vũ trụ.

Về phương diện mỹ học, chúng ta thấy tên khoa học của hoa sen là Nelumbo nucifeca Gaertn, thuộc chủng loại Nymphaeaceae thường được thấy trong các ao hồ khắp vùng châu Á. Màu sắc và hình dáng tươi đẹp của hoa sen đã tô điểm thêm cho vẻ đẹp của cảnh quan. Nhưng đó chỉ là cái đẹp về hình thức, còn cái đẹp về nội dung thì sao? Có thể nói rằng: sự chấm dứt khổ, đó là cái Đẹp theo thẩm mỹ Phật học.

Trong kinh Pháp Hoa có đoạn: “Hoa sen được dùng làm biểu tượng để diễn đạt nội dung cái Đẹp. Đó là cái Đẹp của một cuộc sống biết vận dụng tất cả những gì cho là ô trọc biến thành hương thơm ngát diệu tỏa khắp muôn phương, là một nhân cách sống trong chốn bùn dơ nhưng không bị cấu nhiễm bởi bùn dơ. Không những thế, nó còn đủ khả năng biến cấu uế thành thanh tịnh. Một điều lý thú, nếu không có cái gọi bùn dơ ấy thì chắc chắn không có giá trị của cái hương thơm. Sen làm nên bùn; bùn làm nên sen; sen với bùn không hai không khác, để rồi sen và bùn thong dong đi vào cõi bất cấu bất tịnh; bất tăng bất giảm. Đây là cái lý của sinh tử tức Niết-bàn.”

Về phương diện đạo đức học thì dân tộc Việt Nam đã tiếp biến một phần giáo lý căn bản của Phật giáo thành nét tư duy đặc thù của mình. Do vậy, hình ảnh hoa sen lúc mới nở đã có “quả”- có “nhân” (nhân quả đồng thời) vốn là giáo lý nhân quả Phật giáo mà cũng là kiến thức dân gian của mọi người con Việt. Và hoa sen cũng là loài hoa tinh khiết, biểu trưng tinh thần cao đẹp về đạo lý truyền thống rằng, làm con người sống giữa trần gian, sống trong lao khó nhưng hãy luôn giữ tâm hồn mình trong sạch như hoa sen chẳng nhuốm mùi tục lụy.

Thay cho lời kết của bài viết, xin mượn lời thơ của Thiền sư Huyền Quang đã “Vịnh chùa Diên Hựu” để nói lên giá trị tinh thần vĩ đại của ngôi chùa mà chúng ta phải trân trọng giữ gìn:

“Đêm thu chùa thoảng tiếng chuông tàn
Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt tan
In ngược hình chim, gương nước lạnh
Sẫm đô bóng tháp, ngón tiêu hàn”.
Ų