9 tháng 1, 2009

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO THỜI NHÀ LÝ

Lịch sử ghi triều đại nhà Lý là một triều đại văn minh thịnh trị nhất nước ta. Do đó ta có thể đi sâu tìm hiểu vào chi tiết các thành quả to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước mà nhà Lý đã gặt hái được cũng như đã gây duyên lành cho các triều đại kế tiếp như thế nào.

Không phải cố ý đề cao triều nhà Lý; nhưng lẽ phải bắt buộc chúng ta phải phán xét vô tư. Nhà Lý sở dĩ hình thành vẫn do công của các nhà ái quốc tiền bối qua các dòng họ triều đại trước thúc đẩy. Gần nhất là họ Ngô, Đinh và Tiền Lê đã trực tiếp mở đường tự trị, độc lập cho quốc gia. Mà sự hình thành nhà Lý là do công của ba vị ái quốc, đó là các ngài: Lý Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc và Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn thì thụ động, trong khi Vạn Hạnh lo về mưu lược chỉ đạo, còn Đào Cam Mộc lo thi hành kế sách - vì lúc đó, họ Đào có thể lực binh quyền trong tay. Đào Cam Mộc tự biết phận mình nên không có lòng tham dùng bạo lực chiếm đoạt ngai vàng. Đó là điều quí. Lý Công Uẩn, đã làm quan rất lớn trong triều Tiền Lê, tới chức Tả - thân - vệ - điện - tiền - chỉ - huy - sứ, là người thừa tư cách và khả năng phục vụ quốc gia. Chính Lý Công Uẩn là vị quan duy nhất ở tại triều, sau khi vua Lê Trung Tôn bị Lê Long Đĩnh hạ sát; còn các quan khác thì sợ sệt chạy tứ tán hết.

Cứ công minh mà nói thì Lý Công Uẩn quả là vị quan chính trực, đạo hạnh, can đảm, có khả năng đứng trước các biến cố nguy hiểm và bất ngờ mà vẫn bình tĩnh sáng suốt hành động. Lý Công Uẩn không cần phải dùng thế lực đình thần của mình để đoạt ngôi. Đó cũng là một điều quí. Ngài Vạn Hạnh đưa đệ tử của mình lên ngôi là đã làm một việc hợp lý vì thầy hiểu trò hơn ai khác, hơn nữa, chính cá nhân học trò, đệ tử của mình đã tham chính, có kinh nghiệm điều khiển việc nước, nhất là đủ điều kiện về đạo hạnh cũng như thể chất của tuổi trung niên.

Ai ở trường hợp Ngài Vạn Hạnh cũng đều phải làm như vậy. Nên việc làm của ngài là một sự hợp lý rất đáng quí. Giả thử ngài Vạn Hạnh và Đào Cam Mộc không chịu giúp Lý Công Uẩn lên ngôi thì trong triều đình (cũ) cũng chẳng có ai có thể thay thế được Lý Công Uẩn. Đó là điều chắc chắn. Nếu Đào Cam Mộc tự xưng vương, rất có thể các quan trong triều sẽ tập hợp lại và đánh đuổi.

Căn cứ vào mẩu đối thoại dưới dây, giữa Lý Công Uẩn và Đào Cam Mộc thì thấy rõ: Lý Công Uẩn, tự bản thân đã có đủ uy tín để được triệu thỉnh lên ngôi hoàng đế.

Đào Cam Mộc đã khuyến thỉnh Lý Công Uẩn: "Trong lúc chúa thượng u mê, bạc nhược, làm nhiều điều bất nghĩa, trời chán ghét ông ta thất đức đến nỗi phải mệnh yểu! Con nối dõi còn thơ ấu, chưa thể kham nổi tình thế hết sức khó khăn; mọi việc trong triều chính rối như tơ vò, toàn dân nháo nhác ngóng trông một vị chân chúa ra đời. Thân vệ nên thừa dịp này đem kỳ mưu, túc trí ra gánh vác việc nước, xa thì theo dấu cũ của các vua Thang Vũ, gần nên nhìn vào việc làm của hai nhà Đinh, Lê, trên thuận ý trời, dưới hợp lòng người, chứ sao lại khư khư giữ cái tiểu tiết làm gì?"

Sang đến ngày hôm sau thì Đào Cam Mộc lại thỉnh một cách khẩn thiết hơn:

"Lời sấm đã quá rõ ràng, mọi người trong nước đều tin họ Lý sẽ dấy nghiệp. Việc chuyển họa thành phúc (cho đất nước) chỉ một sớm một chiều mà thôi. Đây chính là lúc trời trao vật lớn, vả lại hợp với lòng người mong muốn, Thân vệ còn nghi ngờ gì nữa!"

Lý Công Uẩn về sau cũng xiêu lòng và phán:

"Ý ông cũng giống như ý của Sư phụ Vạn Hạnh, nhưng phải hành động thế nào cho được êm ấm vẹn toàn trong ngoài?"

Cam Mộc đáp:

"Thân vệ là người công minh, khoan thứ, hẳn là toàn dân sẽ hết lòng qui phục. Hiện nay trăm họ đói rét khổ sở. Nhân tình trạng đó, thân vệ lấy ân đức phủ dụ thì người người theo về như nước chảy chỗ trũng, ai có thể ngăn lại được?"
Nói xong, Đào Cam Mộc cho triệu tập đám quần thần tản mát lại, ra Tuyên Ngôn tôn vinh Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, vị sáng lập một triều đại mới dòng họ Lý ở Việt Nam. Trong tuyên ngôn tấn phong có câu đáng chú ý:

"Nay ức triệu khác lòng, thần dân lìa đức, nếu không thừa dịp này tôn ngài thân vệ lên ngôi, rủi ro mà có chính biến liệu chúng ta có thể giữ nổi mạng sống hay không?"

Đến đây, thiết tưởng đã có đủ yếu tố để nhận định lòng ngay thẳng của Phật giáo. Phật giáo không bao giờ có ý tôn phò quyền môn, nên thường đứng ngoài các vụ tranh chấp nhỏ nhen bị khu phân trong một lĩnh vực giới hạn, và tránh sự đụng chạm với các thế lực bon chen không mấy trong sạch. Sự thật thì Phật giáo vượt lên trên để làm tròn sứ mệnh của mình là "thiên nhân chi đạo sư", nghĩa là chỉ làm cố vấn mà thôi. Nhà Lý được sáng lập là do chính tư cách cá nhân Lý Công Uẩn đã đưa ông lên ngôi, trong các hàng đình thần bạc nhược. Quốc sư Vạn hạnh chỉ là vị có công giáo dưỡng một công dân vẹn toàn là Lý Công Uẩn.

Đào Cam Mộc, một vị có tuệ nhãn biết lựa chọn nhân tài. Hoàn cảnh đất nước, quần thần và quần chúng buộc Lý Công Uẩn phải lên ngôi. Hai vị Vạn Hạnh và Đào Cam Mộc chỉ là người giúp cho sự lên ngôi của Lý Công Uẩn được êm thắm, tránh va chạm đổ máu vô ích, và được thi hành một cách tinh vi cấp tốc, để tránh sự dòm ngó của ngoại bang và các phe nhóm trong nước.

Có một điều nữa cần phải minh chính. Đó là điều mà nhiều người tin là "triều đại nhà Lý là triều đại của Phật giáo". Điều đó đúng. Nhưng Phật giáo không giữ độc quyền thao túng văn hóa, rồi hắt hủi, không nâng đỡ các đạo giáo khác, như Khổng giáo và Lão giáo, để các đạo này không có cơ phát triển. Mặc dù nhà Lý, do Phật tử Lý Công Uẩn khai sáng, nhưng không vì thế mà nói rằng Phật giáo đã giữ địa vị độc tôn trong mọi sinh hoạt quốc gia. Về mặt tư tưởng, tự do tín ngưỡng tôn giáo, dưới triều Lý, vẫn được triển khai một cách triệt để bình đẳng.

Nên nhớ rằng: không phải chỉ bắt đầu từ đời nhà Lý, Phật giáo mới cố vấn chỉ đạo guồng máy chính quyền. Phật giáo đã làm việc này từ nhà Đinh. Phật giáo không ngửa tay xin việc hoặc quị lụy, luồn cúi quyền môn để xin ân huệ, nhằm thỏa mãn ý định ty tiện riêng tư, để lấn trên ép dưới đối với các đạo khác. Phật giáo bao giờ cũng đứng ngoài chính quyền. Các thiền sư có đời sống riêng, tại các tu viện, để tu đạo, hành đạo.

Lịch sử Việt Nam chưa từng ghi một vị thiền sư nào đang tinh tiến tu hành mà cởi bỏ pháp phục để nhận phẩm phục của triều đình, và nhập cung điện an cư bao giờ.

Chỗ chư tăng ở bao giờ cũng là chùa. Áo các thầy mặc bao giờ cũng là màu nâu, lam. Sự việc chỉ có thế. Các thiền sư hàng ngày không bao giờ lai vãng chốn triều đình phiền toái. Chỉ khi nào các vị vua chúa cần điều gì minh giải mà quần thần không làm nổi thì lúc bấy giờ mới phái sứ giả đến thiền môn cung thỉnh các ngài lai triều góp ý kiến giải quyết cho, xong rồi thì việc ai nấy làm.

Vấn đề phong chức cho các vị thiền sư, đối với vua chúa, chỉ là một công việc tế nhị phải làm. Trước hết, là để tỏ lòng biết ơn, thứ nữa là để hệ thống hóa, đoàn ngũ hóa một cách bền chặt một tập thể trong xã hội cũng như bao nhiêu tập thể khác mà thôi.

Điều đặc biệt cần lưu ý là, tuy có một số các vị thiền sư mang chức phẩm của triều đình vinh phong, nhưng triều đình vẫn không bị các vị này chi phối. Các ngài chỉ có thẩm quyền đối với tập thể Phật giáo, còn đối với triều đình thì chỉ giữ vai trò cố vấn. Triều đình có vua quan lo mọi việc. Chưa hề thấy lịch sử ghi cuộc xích mích tranh chấp nào giữa một thiền sưvới một vị vua hoặc quan nào cả. Có thể nói được là Phật giáo và triều đình có hai sứ mệnh khác nhau, biệt lập trong nhiệm vụ, nhưng thỉnh thoảng vẫn có một vài vụ tương trợ vô tư, hay có sự liên lạc thân hữu trong sạch với nhau. Đã thấy nhiều vụ vì nghe danh và quá cảm mến, một vị vua cố mời cho kỳ được một vị thiền sư đến cung để luận đàm đạo lý, nhưng vị thiền sư này đã khước từ.

Sở dĩ đề cập vấn đề chức tước vua ban cho các thiền sư chính là vì thiên hạ thường coi trọng quan tước rồi muốn dựa vào đó mà toàn quyền hành động. Chứ đối với các thiền sư thì vấn đề chức tước là chuyện bận tâm, vô ích; nhưng vì lịch sự nên vẫn phải nhận để tránh gây ngộ nhận là khi quân. Chưa hề thấy một tập đoàn quần chúng hoặc một cá nhân nào bị điêu đứng khổ sở, vì chuyện nhà vua đã vinh thăng quan tước cho các vị thiền sư, và dù rằng Phật giáo đã công khai hoạt động từ thời nhà Đinh nhưng đến thời nhà Lý mới phát triển được mạnh. Như thế không phải nhà Lý đã nâng đỡ một mình Phật giáo, mà chính Phật giáo cũng phải theo thông lệ như các học phái, tôn giáo khác mà tiệm tiến, chờ đến khi "túc duyên" mới phát triển được mạnh, và đến lúc không còn "liên tục duyên" thì nó cũng theo luật vô thường mà bị suy vi. Hơn nữa, không một vị vua nào lại sơ suất đến độ gây ra hiềm khích giữa các học phái, tôn giáo hay các ý hệ với nhau, để chính triều đại của mình chịu gặp nhiều xáo trộn trong đời sống cộng đồng.

Hồi nước ta mới lấy lại quyền tự chủ, kể từ đời Lý Nam Đế đến Mai Hắc Đế, đến Bố Cái Đại Vương, Khúc Tiên Chúa, Dương Chính Công, Ngô Tiên Chúa thì Nho giáo đã có nhiều người chấp chính, và lúc ấy chưa có sự xuất hiện của các thiền sư một cách chính thức và đại qui mô. Thế mà Nho giáo vẫn không hưng thịnh được, chính là vì những con người theo Nho giáo hồi đó phần nhiều đặt nặng lòng tham vị kỷ lên trên hết, và nhằm ngai vàng làm mục tiêu của mình. Vì thế mấy dòng họ kia đã không được vững bền, lâu dài. Người theo Nho giáo đã không ý thức được sự cường thịnh phải có của quốc gia qua sự ổn cố của xã hội, không tập hợp được quốc dân để hướng họ vào sự phục vụ quốc gia. Nho giáo ở Việt Nam lúc ấy đã là một trở ngại cho bước tiến vững chắc của toàn dân. Về kinh tế, chính trị không được cải thiện một cách hợp lý. Xã hội thì vẫn là một xã hội rập khuôn theo Trung Hoa, không có điều gì mới mẻ quan trọng được khai sinh. Con người lại không có được hoàn cảnh thuận lợi để phát triển khả năng của mình cho xã hội và cho chính hạnh phúc bản thân nữa.

Nho giáo buổi ấy, không có chính sách hưng quốc, không có đường hướng hoạt động hợp lý, trên cương vị hành xử việc điều khiển quốc gia. Do đó, sau khi nhà Đinh thống nhất được quốc gia, dẹp tan nạn Thập nhị sứ quân thì đã phải dùng đến các hình luật cực kỳ đanh thép, để lập lại trật tự xã hội, tạo cơ hội thuận duyên cho toàn dân an cư lạc nghiệp.

Lúc ấy họa Thập nhị sứ quân bị tiêu diệt thì chính là lúc cáo chung vai trò của những phần tử theo Nho giáo, và chính lúc ấy Đạo Phật bắt đầu công khai hoạt động.

Đạo Phật, qua hai triều Đinh, Tiền Lê vẫn chưa được mãnh phát đúng khả năng phục vụ quốc gia. Vì hai triều nọ vẫn hãy còn chịu ảnh hưởng của tinh thần Nho giáo nên cả hai triều đại Đinh, Lê đều không tồn tại được lâu bền, vì hệ thống cầm quyền của vua chúa lúc bấy giờ đã mục nát và lỗi thời, nên cần phải có một hệ thống chính quyền mới thích ứng với thời cuộc mới.

Quốc gia Việt Nam phải chờ đến thời nhà Lý mới được hùng mạnh vì nhờ có Lý Công Uẩn, vị khai nguyên triều đại nhà Lý vốn là người đã được giáo dục, đào tạo trong một thời gian ở Thiền môn dưới sự dạy dỗ của quốc sư Vạn Hạnh.

Đạo Phật phát triển được khả năng kiến quốc một cách vinh quang, không phải là nhờ vào phép lạ nào hoặc nhờ vào xảo thuật lấn áp, dìm dập hạng nhân tài chịu ảnh hưởng Nho giáo; trái lại do quá trình tiến hóa tự nhiên chung cho mọi tập đoàn văn hóa mà nó đã rút ra kinh nghiệm kiến quốc ở hai triều đại kia. Nhà Đinh thì đã dùng luật pháp quá khắc khe - trong khi chưa khai phóng, cởi mở cho từng lớp nhân dân - được thi hành triệt để, và các sự cải tổ về chính trị, kinh tế và xã hội chưa mấy hợp lý. Còn nhà Tiền Lê thì cũng không tạo nổi sự thay đổi nào quan trọng có tính cách đại qui mô và có căn bản trường cửu.

Vai trò của các quốc sư, thiền sư làm cố vấn chỉ đạo cho hai triều Đinh, Tiền Lê không được nổi bật như dưới triều Lý. Vì ở vào môi trường giao tiếp giữa Nho giáo và Lão giáo nên các ngài tuy chỉ dẫn vô tư cho các vị quốc vương, song các vị này đã không đủ quyền năng, nghị lực thi hành trọn vẹn sứ mệnh. Đến lớp con cháu các vị thì vẫn còn chịu ảnh hưởng di truyền của đạo Khổng, về cả tinh thần lẫn vật chất, qua các vị vương tử thiếu sáng suốt và nghèo nghị lực, nên chỉ miệt mài lo củng cố hạnh phúc vị kỷ, đến nỗi kéo đổ luôn cả ngai vàng và đưa dòng họ đương vinh quang trở lại đời sống bình thường và phức tạp.

Phải chờ đến đời nhà Lý, nước Việt Nam mới thật sự cường thịnh là do có con Người Mới mang một Ý Thức Mới, tới, và do đó, có một Chính Sách Mới cải tổ toàn diện các cơ cấu quốc gia đi.

HOA HẢI ĐƯỜNG QUYỀN QUÍ CAO SANG

hình ảnh bé Ngọc Trâm



TÌM HIỂU VỀ VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

Văn Miếu được xây dựng từ "tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.".

Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.

Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khóa thi 1442 trở đi.

Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.

Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.

Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch Bát Tràng.

Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.

Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.

Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia "Hạ Mã", xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ "Văn Miếu Môn" kiểu chữ Hán cổ xưa.

Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau:

Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.

Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Khuê Văn Các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85 cm x 85 cm) bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời toả tia sáng. Hình tượng Khuê Văn Các mang tất cả những tinh tú cua bầu trời toả xuống trái đất và trái đất nơi đây được tượng trưng hình vuông của giếng Thiên Quang. Công trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng tượng trưng cho văn học. Đây là nơi thường được dùng làm nơi thưởng thức các sáng tác văn thơ từ cổ xưa tới nay. Hai bên phải trái Khuê Văn Các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sỹ.

Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là 2 khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng một con rùa. Hiện còn 82 tấm bia tiến sĩ về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779, chia đều cho hai khu tả và hữu. Trong đó, 12 bia đầu tiên (cho các khoa thi những năm 1442-1514) được dựng vào thời Lê sơ, 2 bia (cho các khoa 1518, 1529) được dựng vào triều nhà Mạc, còn 68 bia cuối cùng (các khoa thi những năm 1554-1779) được dựng vào thời Lê trung hưng. Mỗi khu nhà bia gồm có 1 Bi đình nằm ở chính giữa và 4 nhà bia (mỗi nhà 10 bia) xếp thành hai hàng, nằm hai bên Bi đình. Bi đình khu bên trái Thiên Quang Tỉnh chứa bia tiến sĩ năm 1442, còn Bi đình khu bên phải chứa bia tiến sĩ năm 1448.

Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toà trong là Thượng cung.

Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá hủy. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.

Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa. Đây là hình tượng rất đặc trưng tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt nam. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu..., hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.

Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.
ALBUM TẠI VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

Đây là những hình ảnh Thiên chụp tại Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 1998

ALBUM BÉ QUỲNH - BÉ MI

Ų