18 tháng 11, 2008

ALBUM DU LỊCH ĐÀ LẠT



CLICK NÚT PLAY ĐỂ NGHE BÀI HÁT ĐÀ LẠT HOÀNG HÔN DO CA SĨ THÀNH TUYỀN TRÌNH BÀY (PRE-75). LƯU Ý TẮT NÚT NHẠC MẶC ĐỊNH CÀI SẴN CHO TRANG WEB NẾU KHÔNG SẼ MỘT LÚC NGHE 2 BÀI HÁT THÀNH RA TẠP ÂM.
TÌM HIỂU VỀ ĐÀ LẠT
Đà Lạt cái tên quen thuộc có lẽ không xa lạ với bất kỳ người Việt Nam nào của chúng ta. Ai cũng mong muốn ít nhất được một lần được đặt chân đến mãnh đất Đà Lạt để chiêm ngưỡng, tận hưởng những kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này bởi qua sách báo ... ai ai cũng thấy nơi đây thật kỳ thú " Một bầu trời Pari tại Việt Nam".
Tôi không phải cư dân Đà Lạt nhưng cũng đã bốn lần có nhân duyên đến với ĐÀ LẠT và đã tận hưởng chiêm ngưỡng những kỳ thú nơi đây, ít nhất cũng là không khí mát mẽ và con người hiền dịu nơi vùng đất này. Đó là 2 lần đi du lịch cùng gia đình, một lần đi công tác và một lần nữa đi công tác Lâm Hà nhưng khi xe chạy đến ngã ba Liên Khương lúc hai ba giờ sáng làm sao sang xe đi tiếp sang Lâm Hà được thôi thì tiện thể lên Đà Lạt chơi luôn, cũng là dịp may có để có dịp ngồi quán cóc cà phê bờ hồ Xuân Hương vừa thưởng thức cà phê Đà Lạt trong cái giá lạnh của Đà Lạt ngoài trời lúc ba bốn giờ sáng, chờ cho đến bình minh. Thật là dịp may hiếm có giữa vùng trời đất lãng đản mờ sương cùng giá lạnh giữa hương hoa và gió nhẹ mới thấy lòng thanh thoát. Mấy bận lên nơi này mình đều không tìm đến bạn bè để thăm, đó cũng là cái không hay mong các bạn thông cảm, tính mình nó thế không muốn làm phiền hà đế ai, hẹn một dịp gần mình sẽ đưa gia đình lên chơi và họp các bạn lại sinh hoạt cho vui.
Thế cái tên ĐÀ LẠT là gì? Tiếng Việt có lẽ như vô nghĩa. Nếu cứ nói lạt đà có lẽ còn có lý hơn, và thành phố thành lập khi nào? ai là người đầu tiên đặt nền móng cho thành phố ĐÀ LẠT.
Trước hết tôi giải thích cùng các bạn tại sao có tên ĐÀ LẠT cái tên thật khó hiểu bởi vì nếu theo tiếng Việt thì cũng không đúng theo nghĩa nào mà Hán ngữ cũng không đúng theo nghĩa nào, bởi tôi rành Hán Việt mà nên tự tin nói điều đó. Tất nhiên cái tên cũng có cách giải thích của nó.
Các bạn có biết bác sĩ A.Yersin là ai không ?(nếu chưa biết ông thì cần tìm hiểu - có thể một bài nào đó sau này tôi sẽ nói về ông). Bật vĩ nhân này hiện nay có mộ chí tại Thành phố biển Nha Trang. Chính ông là người đầu tiên khám phá ĐÀ LẠT và đạt nền móng cho Thành phố, rất buồn hiện nay tại thành phố chưa có tượng đài đủ lớn và đẹp tương xứng với công trạng của ông.
Tháng 1 năm 1893, A.Yersin nhận nhiệm vụ từ toàn quyền Jean Marie Antoine de Lanessan, khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn xuyên sâu vào vùng người Thượng và kết thúc ở một địa điểm thuận lợi trên bờ biển Trung Kỳ. Yersin còn phải tìm hiểu về tài nguyên trong vùng: lâm sản, khoáng sản, khả năng chăn nuôi... Từ ngày 8 tháng 4 đến ngày 26 tháng 6 năm 1893, Yersin đã thực hiện ba chuyến đi quan trọng. Và 15h30 ngày 21 tháng 6, Yersin đã phát hiện ra cao nguyên Lang Biang, trong nhật ký hành trình, ông ghi vắn tắt "3h30: grand plateau dénudé mamelonné" (3h30: cao nguyên lớn trơ trụi, gò đồi nhấp nhô...).
Với nhu cầu tìm một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu Âu để xây dựng khu nghỉ mát, trạm điều dưỡng, toàn quyền Paul Doumer viết một bức thư hỏi ý kiến của Yersin, và Yersin đã trả lời là cao nguyên Lang Biang. Tháng 3 năm 1899, Yersin cùng toàn quyền Doumer thực hiện một chuyến đi lên cao nguyên Lang Biang và chuyến đi này có ý nghĩa quyết định về việc thành lập một trạm điều dưỡng ở đây.
Ngày 1 tháng 11 năm 1899, Doumer ký nghị định thành lập ở Trung Kỳ tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut-Donnai) và hai trạm hành chính được thiết lập tại Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang. Đó có thể được xem là văn kiện chính thức thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Biang – tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này.
Ngày 20 tháng 4 năm 1916, vua Duy Tân đã ra đạo dụ thành lập thị tứ, tức thị xã (centre urbain) Đà Lạt, tỉnh lị tỉnh Lâm Viên. Đạo dụ này được Khâm sứ J.E. Charles chuẩn y ngày 30 tháng 5 năm 1916.
Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt phát triển nhanh chóng. Vào năm 1893, vùng Đà Lạt ngày nay hầu như hoang vắng. Đến đầu năm 1916, Đà Lạt vẫn còn là một khu thị tứ nhỏ với độ 8 căn nhà gỗ tập trung hai bên bờ dòng Cam Ly, chỉ có 9 phòng khách sạn phục vụ du khách, đến cuối năm này mới nâng lên được 26 phòng. Cuối năm 1923, đồ án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt đã có 1.500 dân.
Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là "cho những người này niềm vui, cho những người khác sự mát mẻ". Và Đà lạt là hai chữ đầu tiên vắn tắt của cụm từ trên. Vâng chữ Đà Lạt là vậy có cái duyên và cái lý của nó. Đà Lạt được mệnh danh là : thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù, đặc biệt nhất là thành phố ma (tại sao là vậy bài sau tôi sẽ viết rõ).
ĐÀ LẠT do ở độ cao trên 1500 m so với mực nước biển và có điều kiện kiến tạo địa hình phù hợp, thổ những trù phú đất núi lữa badan nên có khí hậu mát mẽ quanh năm nếu không muốn nói là lạnh. Bởi vì tôi lên trên đó hầu như thường mặt áo lạnh về đêm mà. Do khí hậu mát mẽ như vậy cộng với thổ nhưỡng tốt tươi nơi đây tự ngàn xưa đã có những cánh rừng nguyên sinh tuyệt vời, đặt biệt trên rừng có những loài phong lan tư nhiên rất tuyệt vời khó khu rừng nào có được, bởi có khí hậu ôn đới, nên lan rừng rất phát triển. Hoa cũng vậy tự nhiên ĐÀ LẠt vốn hoa đã phong phú. Đặt biệt về sau người Pháp mở khi điều dưỡng tại đây, bao nhiêu hoa thơm cỏ lạ đều được sưu tập đem về đây để trồng thử nghiệm và phát triển. Đúng người Pháp là đã xâm lăng và có tội với dân tộc mình những công trạng không thể nói không có phải không các bạn? Hiện nay tại ĐÀ LẠT phải nói cơ man nào là hoa, nội ngoại đều có cả. Riêng như loài hoa phượng vĩ hoa tím hiện nay chỉ mỗi ĐÀ LẠt là có, loài hoa anh đào Phù Tang hiện nay cũng có mặt tại đây. Hiện nay ĐÀ LẠT đã trở thành thủ phủ xuất khẩu hoa lớn nhất cả nước, công nghệ nội ngoại kết hợp có cả, có cả doang nghiệp Tây lên thuê đất kinh doanh xuất khẩu. Đêm đêm nếu ai lên ĐÀ LẠT qua khỏi đèo Sông Pha một đoạn là đã thấy đèn điện chiếu sáng dăng dăng giống như ngaòi khơi câu mực, ấy là người ta đang thúc hoa phát triển ra hoa ấy mà (hoá ra ở đâu nghề gì cũng vậy thúc ép con người ta quá). Đà Lạt có tiềm năng về hoa và sản xuất hoa như vậy do đó hằng năm Thành phố này đề tổ chức Lễ hội hoa nhằm quảng bá du lịch và tiềm năng trong và ngoài nước. Ai đã một lần lên ĐÀ LẠT ắt hẵn sẽ thừa nhận đúng là thành phố hoa, bởi hoa đẹp quá. Ấy mà chưa hết, hoa thì nhiều đẹp thiếu gì mà người ta lại chọn hoa Dã quì là hoa tượng trưng cho thành phố, tại sau vậy? Tự tìm hiểu nhé... Ai mà lên ĐÀ LẠT mà chưa biết hoa Dã quì thì đừng nói tôi đã biết về ĐÀ Lạt nhé. Ngoài ra ĐÀ Lạt còn có hoa Mimoda, hoa bất tử những giống hoa mà người Pháp du nhập tuy không đẹp những vẫn có đặt trưng của ĐÀ LẠT cả, thôi chuyện hoa nói mãi cả ngày cũng không hết bởi tôi là tín đồ hoa mà.
ĐÀ LẠT có diện tích tự nhiên: 393,29 km². Được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 24 tháng 3 năm 2009. Đây là một trong 4 đô thị loại 1 thuộc tỉnh cùng với Huế, Nha Trang và Vinh.
Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng.
Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, vốn là cư dân của toàn bộ cao nguyên Lang Biang. Đà Lạt có diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp:
• Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816 m), Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408 m).
• Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran.
• Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m).
• Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.
Hành chính
Ngày 31 tháng 10 năm 1920, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo dụ ngày 11 tháng 10 cùng năm của vua Khải Định về việc thành lập thành phố (commune- thành phố loại 2) Đà Lạt cùng với việc tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập. Nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ mát ở Đông Dương, Nha giám đốc các sở nghỉ mát Lâm Viên và du lịch Nam Trung Kỳ được thành lập. Đứng đầu thành phố là một viên Đốc lý, đại diện của Toàn quyền Đông Dương. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt. Năm 1936 một Hội đồng thành phố được bầu ra. Năm 1941, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Lâm Viên (Lang Bian) mới tái lập. Thị trưởng Đà Lạt kiêm chức Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên.
Trong thời gian Thế chiến thứ hai, những người Pháp không thể về chính quốc nên họ tập trung lên nghỉ ở Đà Lạt. Nhiều nhu cầu rau ăn, hoa quả của người Pháp cũng được Đà Lạt cung cấp.
Ngày 10 tháng 11 năm 1950, Bảo Đại ký Dụ số 4-QT/TD ấn định địa giới thị xã Đà Lạt.
Theo Địa phương chí Đà Lạt (Monographie de Dalat), năm 1953, thị xã Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ, có diện tích là 67 km², dân số: 25.041 người.
Sau Hiệp định Genève năm 1954, dân số Đà Lạt tăng nhanh bởi lượng người di cư từ Bắc vào Nam. Dưới chính quyền miền Nam, Đà Lạt được phát triển như một trung tâm giáo dục và khoa học.
Năm 1957, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Đức. Thị xã Đà Lạt có 10 khu phố.
Nhiều trường học và trung tâm nghiên cứu được thành lập: Viện Đại học Đà Lạt (1957), Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (1959), Thư viện Đà Lạt (1960), trường Đại học Chiến tranh Chính trị (1966), trường Chỉ huy và Tham mưu (1967)... Các công trình phục vụ du lịch được tiếp tục xây dựng và sửa chữa, hàng loạt biệt thự do các quan chức Sài Gòn, nhiều chùa chiền, nhà thờ, tu viện được xây dựng... Đà Lạt cũng là một điểm hấp dẫn với giới văn nghệ sĩ.
Sau 1975, với sự rút đi của quân đội và bộ máy chính quyền miền Nam, nhưng được bổ sung bởi lượng cán bộ và quận đội miền Bắc, dân số Đà Lạt ổn định ở con số khoảng 86 ngàn người. Du lịch Đà Lạt hầu như bị lãng quên. Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, hàng loạt khách sạn, nhà hàng được sửa chữa, nhiều biệt thự được đưa vào phục vụ du lịch... Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch quan trọng của Việt Nam với nhiều lễ hội được tổ chức.
Thành phố Đà Lạt hiện nay có 12 phường (được đánh số từ 1 đến 12) và 4 xã: Tà Nung, Xuân Trường, Xuân Thọ, Trạm Hành
Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:
Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m.
Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m). Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169 m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m). Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m).
Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m.
Khí hậu
Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C.
Chính thông Đà Lạt giúp cho Đà Lạt thêm phần mát mẻ
Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá.
Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm và độ ẩm 82%.
Đà Lạt chưa bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn.
Thôi đến đây buồn ngủ qua rồi, hẹn gặp lại bài viết khác. Các bạn mình ở ĐÀ LẠT đọc bài xem bài thử viếc như vậy có đúng không nhé.
Thành phố mù sương, ngàn hoa lãng mạn như vậy, còn có biết bao kỳ thú nữa cần phải đi lên ấy tham quan khám phá các bạn nhé. Mình bảo đảm như vậy đấy cứ đi đi đừng trì hoãn sự sung sướng đó lại.
VIỄN THI CƯ SĨ
MỘT NỤ CƯỜI HƠN MƯỜI THANG THUỐC BỔ.
Thế thì cười chút nhé: Mấy anh hướng dẫn viên du lịch nhà mình đa phần ít chịu đào sâu nghiên cứu về những vấn đề cần thiết cho lĩnh vực kiến thức của mình mà hầu hết chỉ tìm cách trả lời một cách tránh né cho qua chuyện. Cách trả lời của mấy ảnh cũng thông minh dù sao thì du khách cũng cười được một hồi...
Hôm đoàn du khách lên Bà Nà có người hỏi tại sao có tên Bà Nà bị hỏi bất ngờ bí quá, nhưng làm bộ thản nhiên anh ấy nói: Bởi vì ở vùng này xưa kia có khá nhiều chuối mà chuối tiếng Anh đọc là banana cho nên sau này gọi tắc là Bà Nà ...kha kha... đúng thông minh nhanh trí cũng có cái lợi!
Lại có người hỏi cao nguyên Lâm Viên có ngọn Lang Bian đó là hoá thân của cập tình nhân bất tử của chàng Lang và nàng Biang thế có đúng không và tại sao tự dưới Nha Trang nhìn lên sau thấy 2 ngọn núi ngọn cao ngọn thấp. Anh ấy trả lời đúng là hoá thân phần ngực của nàng Biang còn ngọn cao ngọn thấp là do chàng Lang thuận tay trái... Kha ...kha...kha.../.
VIỄN THI CƯ SĨ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Ų