14 tháng 11, 2008

LUNG LINH CHUỔI NGỌC

THẬT LÀ HIẾN THẤY MỘT CÂY SANH KIỂNG NÀO LẠI CÓ QUẢ ĐẸP NHƯ THẾ? CLICK VÀO ẢNH ĐỂ XEM THử ĐÚNG HÔNG NHÉ!!



NHÀ TÔI



LẮNG NGHE NHẠC PHẨM TÌNH QUÊ NGHĨA HÀNH DO NHẠC SĨ PHẠM ĐĂNG KHƯƠNG SÁNG TÁC NĂM 1994

"Nhà tôi hai bốn cột cờ
Ai vui thì đến hững hờ thì qua"
Ấy cha nhà ai mà có những đến hai mươi bốn cái cột cờ, nhà cố nhà thơ Xuân Diệu đấy các bạn. Xuân Diệu rất dí dỏm, ông mời gọi bạn bè khách khứa những người ham mộ cảm mến đến nhà mình chơi thật nhẹ nhàng, tuy mộc mạc nhưng mà dể nhớ, và rất cảm thông dể chịu. Thành phố Hà Nội nhà to cửa rộng thì nhiều nhưng chỉ nhà ông là có 24 cái cột cờ...(nhà 24 phố Cột Cờ). Đúng ông chơi chữ hay thật, nghe một lần mà nhớ mãi cái địa chỉ nhà ông. Là nhà thơ nổi tiếng cả một thời đại nhưng liệu có mấy ai còn nhớ đến nhà ông không? Tôi đã từng hỏi nhiều người, kể cả người Hà Nội vậy mà chẳng có mấy người nhớ nổi cái địa chỉ nhà ông (có lẽ chưa nghe câu thơ trên). Vậy thì mình là một người chỉ ham mộ thơ Xuân Diệu thôi thì liệu có mấy ai nhớ cái nhà mình, và đúng thì bạn bè dù có hững hờ mà qua cũng có gì đáng trách đâu! Dù sao thì tôi cũng trân trọng giới thiệu mời và bạn bè đến chơi nhà mình, và cũng xin dựa hơi thơ của nhà thơ Xuân Diệu để viết được mấy câu.
Nhà tôi có một cột cờ
Ai mến thì đến hững hờ thì qua.
Nhà tôi tốt cỏ tươi hoa,
Cửa luôn rộng mở, ghế...trà ...có thôi!
Nhà tôi đừng hiểu ... vợ tôi.
Nhà tôi tức thị là nơi nhà của tôi.
Nói đùa vậy thôi chứ tôi xin mời Quí vị và các bạn ai có dịp về thôn Hiệp Phổ Tây xã Hành Trung huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi thì nhớ ghé thăm chơi nơi ở của mình. Hình ảnh trên album là để thể hiện là mình rất thích và cố gắng làm cho nơi ở của mình đẹp thêm lên chứ không khoe mẽ gì đâu, có sao thì chụp hình vậy, bởi mình đã từng đi chơi nhiều nơi, biết cũng lắm điều, bao nhiêu là cung vàng điện ngọc, bao nhiêu cao ốc, biệt thự nguy nga ấy mà. Nơi ở của mình, mình cố gắng trồng thật nhiều cây cỏ bông hoa, đặt biệt hoa phong lan. Trong toàn bộ blog các bạn thấy thì toàn hoa lan, hoa sứ của nhà mình và của bố mình cả đấy... Trân trọng kính mời đến nhé!

BẠN CÓ MUỐN TRÔNG HOA SỨ KHÔNG?

HOA ĐẸP QUÁ TRÔNG CẢNH MUỐN LÀM THƠ QUÁ , KHỔ NỔI CHỮA RA CÂU NÀO, HẸN DỊP KHÁC!

DANH LAM THẮNG CẢNH QUẢNG NGÃI QUÊ TÔI

NHỮNG DANH LAM NỔI TIẾNG TẠI QUẢNG NGÃI



1. CHÙA THIÊN ẤN
Chùa Thiên Ấn được xem là "đệ nhất phong cảnh" của tỉnh Quảng Ngãi, nằm cạnh con sông Trà Khúc, con sông lớn nhất tỉnh. Cùng với sông Trà, chùa Thiên Ấn từ lâu đã trở thành biểu tượng của vùng đất Quảng Ngãi.Chùa Thiên Ấn nằm trên núi Thiên Ấn, núi chỉ là một quả đồi cao trên trăm mét, nằm ở thị trấn Sơn Tịnh, bên bờ bắc sông Trà Khúc, có quốc lộ 24B áp sát chân núi, cách quốc lộ 1A khoảng 3km về phía Tây. Sở dĩ núi có tên là Thiên Ấn vì đỉnh núi rộng, bằng phẳng, nhìn xa giống như một cái triện lớn do trời sinh ra. Sườn núi Thiên Ấn có nhiều cỏ tranh, phía Đông sườn núi có chùa Thiên Ấn nằm giữa lùm cây cổ thụ rậm rạp. Ngôi chùa cổ Thiên Ấn này được xây dựng từ cuối thế kỷ XVII, đã được chúa Nguyễn ban cho biển ngạch "Sắc tứ Thiên Ấn tự", năm 1717. Trong khuôn viên chùa có cái cái giếng cổ sâu hun hút tương truyền được đào quết nhiều năm liền, tục gọi Giếng Phật. Chùa còn có quả chuông lớn thỉnh về từ làng đúc đồng Chú Tượng năm 1845, dưới triều vua Thiệu Trị, tục gọi là Chuông Thần. Giếng Phật, Chuông Thần đều đã đi vào thơ ca và gắn với những huyền thoại lý thú, đi vào thơ ca vịnh cảnh Thủ khoa Phạm Trinh từng có câu: "Giếng Phật mạch sâu mùi nước ngọt/ Chuông Thần đêm vắng giọng đưa thanh". Phía Đông chùa có khu "viên mộ" thiết diện hình lục giác, gồm nhiều tầng, là nơi an táng các vị sư trụ trì chùa. Ngoài ra, tại đỉnh Thiên Ấn, trên trảng đất bằng phẳng thoáng đãng phía Tây còn có phần mộ của cụ Huỳnh Thúc Kháng, là nơi được nhiều du khách viếng thăm. Từ đỉnh Thiên Ấn du khách có thể ngắm nhìn cả một khoảng không gian bao la, hùng vĩ xung quanh. Nhìn lên: trời Tây là rặng Thạch Bích như một bức thành sừng sững. Nhìn xuống hướng đông có thể thấy cửa Ðại Cổ Lũy, nơi có cảnh đẹp nổi tiếng "Cổ Lũy cô thôn", với mặt biển lấp lánh. Nhìn về hướng Bắc, Tây Bắc sẽ thấy nổi lên giữa đồng lúa xanh tươi dãy núi Long Ðầu với mình rồng uốn lượn. Nhìn về hướng Nam núi Thiên Bút với cái mỹ danh "Thiên Bút phê vân" hiện lên giữa phố phường tỉnh lỵ Quảng Ngãi. Tới đây, du khách sẽ được chứng kiến một vẻ đẹp tuyệt vời của phong cảnh sơn thuỷ hữu tình sông Trà núi Ấn, một không gian trang nghiêm của chùa chiền, một cõi "tiên bồng" của mảnh đất Quảng Ngãi.Chùa Thiên Ấn đã được Bộ Văn hoá - Thông tin và Du lịch công nhận là di tích quốc gia từ năm 1990.

2.CHÙA DIỆU GIÁC

Chùa Diệu Giác tọa lạc tại thôn Phú Lộc xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.Từ thị xã Quảng Ngãi ra hướng bắc, qua khỏi cầu Châu Ổ Bình Sơn, đến cây số 1035+650 du khách dừng chân ở Cầu Phủ, nhìn về phía tây đường sẽ thấy chùa Diệu Giác. Ở cửa tam quan chùa có hai câu đối :"Diệu cơ vô lượng tam thiên giớiGiác thế hoằng khai bát nhã nam"Chùa được lập vào thế kỷ 17 năm Bính Ngọ (1666) dưới triều vua Lê Chính Hòa.Ban đầu chùa được vua Lê ban hiệu : Sắc tứ Viên Tôn Tự, năm 184 l vua Thiệu Trị ban sắc chỉ cải thành "Sắc tứ Diệu Giác Tự" cho đến ngày nay. Dân chúng ở địa phưng thường gọi là chùa Phú Lộc.Tương truyền Huyền Trân trên đường trở về từ đất Chiêm, có ghé ở chùa Diệu Giác nghỉ ngơi thời gian ngắn. Năm Hồng Đức 2, Tân Mão (1471) trên đường nam tiến bình Chiêm có hạ trại xây đồn lũy nơi chùa. Chùa Diệu Giác có khuôn viên hơn một mẫu, chùa được xây cất theo kiểu chữ tam. Khách bước vào cửa tam quan rẽ vào sân chùa lát bằng gạch dài khoảng 60m: có bày một số chậu hoa cảnh. Bước lên ba bậc thang thềm là tới chánh điện.Nội thất được trang trí như sau :Ở chánh điện có treo bức hoành phi có ba chữ Hán: Diệu Giác Tự. Ở phía trong cùng, bậc cao nhất thờ ba vị tam thế, thấp hơn một bậc có tượng Phật A Di Đà ở giữa, tượngQuan Âm bên phải, tượng Đại Thế Chí và tượng Mạnh Tử với râu tóc trắng bên trái.Dưới một bậc nữa có tượng Phật Thích Ca ở giữa bằng đồng nguyên, tượng Quan Âm bằng sứ. Bên phả chính điện có bàn thờ 8 vị tằng chủ toạ còn lại ba long vị viết bằng chữ Hán.Đáng chú ý là long vị thượng tọa Nguyễn Văn Viên (1739 - 1810) đã có công trong việc xây dựng chùa, khi viên tịch được táng ở một trong ba tháp cổ trong vườn chùa.Trước bàn thờ long vị bậc thấp hơn là bàn thờ linh, thờ đạo hữu đã từ trần. Phía ngoài có tượng thờ vị Quan Thánh, Quan Bình. Trước chánh điện quay vào có các tượng Hộ Pháp, Chư Thiên Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát. Sau cùng là nhà Tổ, bên trái là nhà hội gắn liền với nhà bếp.Mái chùa cổ là hai tầng kiểu chông diện, bốn góc giác uốn cong đầu phượng. Trong chùa có bức hoành phi sơn son dát đồng, một khánh đồng, một đại hồng chung, một tiểu hồng chung, cả hai đều có đúc chữ Hán : "Sắc Tứ Viên Tôn Tự, Tuế Tại Ất Sửu Niên" (1805). Có tất cả 4 câu đối treo ở thượng điện, bàn thờ niệm hương ngoài tiền đường và trong tịnh xá.Đáng chú ý có câu đối :Phật chỉ u huyền du như vân quế, tâm đầu hành đáo vân hựu viênThuyền anh hạo thãn cáp tự nguyệt tâm, thủy diện phát khai thủy diện nguyệt hoàn thâmDịch nghĩa :Đạo Phật lững lờ như mây trôi đồi núi, leo lên mãi vẫn xa cao.Cửa thuyền sâu thẳm như trăng soi bórg nước, lội xuống sông sâu chẳng gặp được.Câu đối mang ý nghĩa đạo Phật là cao siêu, huyền diệu đã thể hiện vũ tru quan "sắc sắc, không không" của nhà Phật theo phái thiền Lâm Tế.Chùa Diệu Giác nằm trên một địa thế phong thủy hữu tình, ấm áp những giaí thoại lưu truyền và đậm đà dấu ấn lịch sử.Cùng với chùa Thiên ấn, Diệu Giác là ngôi chùa cổ nhất được xây dựng trên đất Quảng Ngãi.PS: Chùa Diệu Giác nằm trong "Danh mục di tích lịch sử - văn hóa hạng quốc gia" theo Quyết định số 06 ngày 13.4.2000.

12 THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG TẠI QUẢNG NGÃI

1. Thiên Ấn niêm hà
Nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, về phía bắc tỉnh lỵ Quảng Ngãi, núi Thiên Ấn chỉ cao hơn 100m, giống một cái triện (ấn), nhín phía nào cũng thấy núi có hình thang cân. Núi chỉ cách đầu cầu Trà Khúc chừng 2km về hướng đông, nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh. Đỉnh núi bằng phẳng, có một khoảng cây cổ thụ bao bọc ngôi chùa cổ, tương truyền được xây dựng từ thời vua Lê và qua nhiều lần trùng tu, còn lại di tích cửa tam quan rêu phong cổ kính. Trong khuôn viên vườn chùa có 7 "viên mộ" của các vị sư tổ trụ trì chùa, có giếng nước sâu gọi là giếng Phật, có quả chuông cổ gọi là Chuông thàn. Ngoài khuôn viên nhà chùa, trên khoảng đất thoáng đãng phía tây có phần mộ của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, người đã gắng bó máu thịt với đất Quảng Ngãi thuở bình sinh. Đường lên Thiên Ấn hình xoắn ốc, quang sườn núi có tranh mọc đầy,"Bao giờ núi Ấn hết tranh, sông Trà hết nước anh đành xa em"Đứng bên hữu ngạn sông Trà nhìn qua, ta có cảm giác như ngọn núi nằm ngay trên mặt sông Trà, nên được người xưa gọi là Thiên Ấn niêm hà (ấn trời đóng trên sông) với niềm tin thiêng liêng vào một vùng đất địa linh sinh nhân kiệt. Xưa Thiên Ấn được xem là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi, chùa Thiên Ấn được xem là một trong những ngôi chùa nổi tiếng cả miền Trung. Năm 1717, chúa Nguyễn Phúc Chu đã ban sắc phong “Thiên Ấn tự”. Năm Minh Mạng thứ 11 (1830), núi được liệt hạng danh sơn và ghi vào tự điển, có sắc phong "Thiên Ấn tự".Từ trên đỉnh núi Thiên Ấn, tầm mắt có thể thu về một khoảng không gian bao la: xung quanh là những làng mạc, ruộng đồng ngát xanh, dòng Trà Khúc lượn lờ duyên dáng, tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ, đông là mặt biển bao la... Đỉnh núi gợi cho khách tham quan cái cảm giác thoát tục, thanh khiết, như thủ khoa Phạm Trinh xưa kia đã viết:"Sông bên góc núi đua dòng biếcBiển sát chân trời bủa sóng xanh Giếng Phật mạch sâu mùi nước ngọt Chuông thần đêm vắng giọng đưa thanh"Đầu năm 1990, Bộ Văn hóa đã xếp hạng núi Thiên Ấn và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng là Di tích quốc gia.


2. Long đầu hý thuỷ

Không xa Thiên Ấn, sát Quốc lộ 1A và ngay cạnh phía bắc cầu Trà Khúc là núi Long Đầu, từ phía đông bắc một dãy đồi thấp mấp mô chạy dài đến đây thì nhô cao lên và đâm vào vực sông Trà Khúc. Vào mùa lũ, nước cuộn xoáy nơi vực sông, người xưa hình dung như là đầu rồng đang giỡn nước, nên gọi là Long Đầu hý thủy. Đồng thời Long Đầu hý thủy còn gắn với câu chuyện vua Nam Chiếu chống Cao Biền. Ngày nay "đầu rồng" đã bị san ủi để làm bến xe, nhà cửa, chợ quán, nguyên gốc hầu như đã biến dạng.Để tạo nên vẻ đẹp của Thiên Ấn niêm hà và Long Đầu hý thủy phải kể đến con sông Trà Khúc. Từ xưa Cao Bá Quát đã ghé qua đây từng ca ngợi sông Trà với những vần thơ tuyệt diệu:..Bãi uốn sông như sầu quặn khúcTối chìm, gió tựa - rượu hơi say...Trước đây, Thiên Ấn, Long Đầu, sông Trà Khúc với những guồng xe nước, những chiếc thuyền buồm, thuyền chài trên sông, làng mạc ven bờ... đã tạo thành một bức tranh sơn thủy hữu tình nằm ngay ở mé bắc tỉnh lỵ Quảng Ngãi. Ngày nay bờ xe nước không còn, Long Đầu đã trở thành phế tích. Thắng Cảnh này đã phần nào mất đi vẻ đẹp vốn có.Từ Thiên Ấn – Long Đầu xuôi theo quốc lộ 24B về hướng đông chừng 15km, ta sẽ bắt gặp một loại cảnh đẹp mà trước hết là bãi biển Mỹ Khê.


3. Thiên Bút phê vân

Núi Thiên Bút nằm ở địa phận xã Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi. Núi Thiên Bút cao 60m, hình chóp nón, trên núi nhiều cây, trông xa tựa như ngọn bút lông chỉ lên trời. Về phía đông núi có hòn Nghiên tựa như nghiên mực. Vào buổi chiều tà có dải mây thấp thoáng in bóng đàn nhạn bay qua đỉnh núi, người xưa thường bảo ấy là lúc “Thiên Bút phê vân” (bút trời viết lên mây). Núi tượng trưng cho văn khí của Quảng Ngãi. Hiện nay trên đỉnh núi còn dấu tích một đền tháp Champa cổ.


4. Cổ Luỹ cô thôn
Núi Phú Thọ và Cổ Lũy cô thôn nằm ở địa phận xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa. Núi Phú Thọ còn có tên là núi Đá Đen, hay Thạch Sơn, cao 60m, rộng chừng 8 hécta, trên núi là quần thể phế tích cung điện nhà cửa đền tháp và thành quách Champa. Núi có chùa Hang với huyền tích con cọp thần. Đứng trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt bao quát trông về dòng sông Trà hùng vĩ, cửa Đại nên thơ, rừng dừa xanh Cổ Luỹ, đảo Lý Sơn thấp thoáng trong khói sóng biển xanh, phía tây là đồng bằng Quảng Ngãi xanh tít tắp. Tương truyền Nguyễn Cư Trinh khi trông về xóm Mồ Côi của những người dân chài đơn độc bên cửa Đại đã đặt tên là Cổ Luỹ cô thôn .



5. Liên Trì dục nguyệt

Thuộc thôn Liên Chiểu, xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ. Nơi đây có hồ sen rộng, soi bóng núi Xương Rồng ở phía Tây, vào những đêm trăng thanh nên thơ huyền ảo, đi thuyền trên hồ thấy bóng trăng thấp thoáng dưới sen, chìm trong đáy nước nên cổ nhân đặt tên Liên Trì dục nguyệt. Phía bắc hồ là ngôi đền Quan Thánh, có tạc 4 pho tượng cao hơn 3m diễn tả sự tích vào đêm trăng hồn Quan Công bay xuống núi đàm đạo cùng Phổ Tĩnh thiền sư và hoá duyên theo Phật).


6. Hà Nhai vãn độ

Bến đò Hà Nhai thuộc xã Tịnh Hà huyện Sơn Tịnh. Ngày trước nơi đây trên bến dưới thuyền tấp nập, những người dân vùng bờ bắc sông Trà Khúc thường qua lại để lao động sản xuất ở vùng bờ nam sông. Vào những buổi chiều tà khi ánh dương đỏ trên rặng Thạch Bích phía tây, soi bóng những con thuyền lờ lững qua sông, làm cho lòng người buồn man


7. Thạch Bích tà dương

Một cảnh đẹp hùng vĩ nên thơ nằm về phía đông nam huyện Sơn Hà giáp huyện Minh Long. Thạch Bích (Đá Vách) là một ngọn núi cao nổi tiếng của Quảng Ngãi, thế núi quanh co đứng cao chót vót, cây cối rậm rạp, vách đá dựng ngược, sắc đá màu ngọc lúc ráng chiều nên được gọi là Thạch Bích tà dương. Cảnh vật nơi đây thay đổi từng thời khắc trong ngày, đặc biệt là mỗi buổi chiều tà, khi vạn vật bắt đầu chìm vào bóng đêm thì trên đỉnh Thạch Bích vẫn còn sáng bừng ánh hoàng hôn, tạo nên một vẻ đẹp vừa oai hùng vừa thơ mộng.


8. An Hải sa bàn

Vùng An Hải phía bắc cửa Sa Kỳ có núi thấp chạy sát mép biển bỗng dưng uốn cong tạo eo lõm vào đất liền. Vùng đất eo lõm này toàn là cát trắng phau. Mùa gió nồm đông thổi vào tạo nên lốc xoáy vun cát lên, đứng trên núi nhìn xuống trông giống hình dáng cái mâm cát khổng lồ rất đẹp.


9. Thạch cơ điếu tẩu

Là một trong 12 cảnh đẹp ở Quảng Ngãi - Thạch cơ điếu tẩu gồm hai quả núi đá tọa lạc trên cửa biển Sa Kỳ cách tỉnh lỵ 16 km về hướng đông bắc. Đó là một dãy đá thiên nhiên thẳng hàng, ở giữa có một tảng đá in hình hai dấu chân người, bên cạnh là một hang đá lộ thiên, mỗi khi sóng biển dội vào hang đá nước phun lên rất đẹp trông như lò nấu rượu. Trên một tảng đá có in hình một vết lõm trông giống như dấu bàn chân nên gọi là bàn chân khổng lồ. Truyền thuyết đó là dấu chân của ông khổng lồ gánh đất bị soạc chân, hai trạc đất rơi xuống tạo thành núi Hó (Thiên Ấn) và núi Bút (Thiên Bút). Ngoài mép nước một hòn đá đen nổi lên ở cửa biển trông như người ngồi câu giữa dòng nước gọi là Thạch cơ điếu tẩu (Ông câu trên ghềnh đá).


10. La Hà thạch trận

Thuộc thị trấn Tư Nghĩa, huyện Tư Nghĩa. Tương truyền rằng, lúc trong vùng còn hoang vắng, gió thổi qua đây gầm rất mạnh, tưởng như có cả một đoàn quân mai phục, nên gọi là La Hà thạch trận. Đây là 3 cụm núi đá liên hoàn: núi La Hà, núi đá Chẻ, núi Hùm. Do việc khai thác đá chưa được kiểm soát, nên ngày nay thắng cảnh này đã gần như hoàn toàn phế tích.


11. Vân Phong túc vũ

Vân Phong là tên một dãy núi cao thuộc hướng nam huyện Trà Bồng, và Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi (chính là dãy Cà Đăm). Đỉnh núi cao vút lên giữa lừng trời được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi trùng điệp, nhìn từ xa trông ngọn núi rất tươi sáng. Nhìn về phía chót núi lúc nào cũng thấy mây bay dờn dợn bao phủ trông khí sắc giống như trời vào buổi tinh mơ hay sau khi mưa tạnh nên được gọi là Vân Phong túc vũ.


12. Vu Sơn lộc trường

Vu sơn là ngọn núi cao nằm về phía tây của huyện Bình Sơn. Nhìn từ xa ngọn núi như điểm phát mạch cho các dãy núi thấp hơn chạy về đồng bằng. Trên vùng triền núi phía tây có rừng cây rậm rạp tươi tốt là nơi hươu nai về tụ tập rất đông nên gọi là Vu Sơn lộc trường (Bãi nai ở núi Vu Sơn)..






Free Mouse Walk MySpace Cursors at www.totallyfreecursors.com




CU KHÁNH

VƯỜN HOA SỨ

BÉ TRÂM ĐI SIÊU THỊ

ĐỐ CÁC BẠN BIẾT LOÀI HOA GÌ KHÔNG? RỰC RỠ TUYỆT VỜI


LÒNG MẸ BAO LA NHƯ BIỂN THÁI BÌNH




Now playing : Romance De Amour

Get your custom mp3 player @ 30s.VN

HOA PHONG LAN CARTLYZAE ĐỎ

ĐÂY LÀ LOÀI HOA QUÍ HIẾM CÓ HƯƠNG THƠM NGÁT, LẠI RẤT KHÓ TRỒNG, PHỤ THÂN TÔI CHĂM SÓC KỸ LẮM ĐÓ NHA.

HOA PHONG LAN TRẮNG TÍM


Ų