6 tháng 7, 2009

BIỆT LY
Kính tặng hương hồn anh Thông
Anh là sếp tôi nhưng thường ngày luôn
ngồi làm việc cùng phòng với tôi.

Sáng qua anh còn ở bên tôi
Đêm qua anh đã sớm đi rồi!
Đau xót tang thương lòng con trẻ
Rủ buồn cờ quạt tiếng than ôi!
Ngũ thập cửu niên cùng tuế nguyệt
Hiền từ, giản dị lắm đi thôi.
Tiếc quảng gian lao chưa hưởng lạc.
Mà sao anh đã vội xa xôi?

5/7/2009

CHỮ HÁN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ VỚI NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠI

Trong các ngôn ngữ và ký tự trên thế giới chữ Hán được xếp, phong phú nhất và khó nhớ nhất. Tự xưa đến nay không ai với học rộng tài cao có thể dám tự hào ta đây am hiểu nhất được tất cả mọi vấn đề liên quan về nền văn hoá học thuật này.
Là một trong những mẫu tự ra đời vào loại sớm nhất trên hành tinh và hiện nay vẫn đang được sử dụng khá thịnh hành với số lượng người sử dụng đông đảo nhất trên thế giới có thể trên 1, 5 tỷ người sử dụng, hơn gấp nhiều lần số lượng người sử dụng tiếng Anh tiếng Pháp cọng lại. Bởi ngoài đân số trên 1,3 tỷ người Trung Quốc còn có nhiều nước sử dụng hệ Hán ngữ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo...Những nước này tuy đã có chữ viết riêng nhưng vẫn không thoát được những điểm căn bản do đó vẫn còn phải dùng chữ Hán. Nhật Bản hiện sử dụng Hoà văn vẫn có đến 70% chữ Hán (các bạn nếu đọc thông chữ Hán thể phồn có thể đọc được Nhật báo đến 70% số lượng chữ- còn hiểu nội dung hay không là tuỳ theo từng người). Bởi vì nếu viết theo chữ Nhật để diễn đạt được ý nghĩa theo các phát âm của người Nhật thì tốn quá nhiều giấy mực. Hoặc viết những vấn đề trang trọng không thể viết hoàn toàn bằng tiếng Nhật, văn bản vẫn đọc và hiểu được tuy nhiên người ta vẫn đánh giá thấp người viết là... không biết chữ. Người Nhật hiện nay có 4 cách viết để diễn đạt nội dung trước hết là lối viết Kanji (Hán tự) lối viết truyền thống. Sau là chữ viết do Hoàng đế Fuji t sáng tạo vào thế kỷ 16 cũng có 2 cách thể hiện là chữ Hiragana và Katakana (mỗi loại có 49 âm tiết tương tư từng cặp nhưng thể hiện khác nhau, viết theo dạng chữ Hiragana thì bay bướm hơn, còn Katakana thì trông khô cằn xương xẩu tuy vậy Katakana dùng để phiên dịch toàn bộ những tên riêng của ngoại quốc còn Hiragana thì không). lối viết thứ tư trong tiếng Nhật là Romanji (chữ latin). Hiện nước Nhật đang sử dụng song song 4 kiểu chữ viết này tuy nhiên chữ Kanji (Hán tự) vẫn là mạnh nhất. Bộ Quốc gia giáo dục Nhật Bản đã thống nhất và chọn ra 1945 chữ Hán sử dụng bắt buộc trong nền giáo dục của mình. Tương tự chữ viết Hàn quốc cũng vậy họ vẫn có chữ viết riêng rất sáng tạo tuy nhiên vẫn không từ bỏ hẵn chữ Hán mà đều phải sử dụng để chua thêm hoặc viết tên riêng...
Ngoài ra chữ Hán còn sử dụng rộng rãi khắp thế giới bởi các Viện nghiên cứu về nền văn hoá Trung Hoa hiện nay có khắp các châu lục, quốc gia khác. Và hơn nữa lực lượng Hoa kiều hiện nay hầu khắp có các thành phố lớn trên thế giới, rất mạnh về thương mại và ngân hàng họ thuộc lực lượng ngoại kiều đông đảo mạnh nhất thế giới và vẫn giữ bản sắc Trung Hoa của mình.
Nhưng tại sao một loại ký tự mà ai học cũng cảm thấy khó học, khó nhớ lại có sức tồn tại và phát triển mạnh đến như vậy. Đó cũng là vấn đề ai cũng quan tâm đến xưa nay.
Để học thuộc chữ Hán trước hết phải học thuộc 214 chữ khoá (còn gọi là chữ đầu bộ). Tất cả các chữ đều tạo thành những bộ này và thêm vào giảm bớt biến thiên để tạo thành con chữ riêng biệt. Trình độ sơ cấp cần học thuộc 3.000 chữ ( tam thiên tự), trình độ trung cấp phải thuộc 5.000 chữ (ngũ thiên tự). Ngoài ra các thuật ngữ riêng thuộc chuyên ngành ngày nay người ta đã chế thêm một số mẫu tự khác có thể lên đến con số trên 5.500 chữ. Từ số lượng mẫu tự này đã diễn đạt những từ đã tạo ra 60.000 từ cần tra cứu (Hán Việt tân từ điển - Nhà xuất bản Văn hoá). Một con số từ ngữ mới nghe đã phát hoảng. Người mà thông thạo được hết thì đứng là nhà bác học rồi.
Thế nhưng đó vẫn là chưa gì đâu nhé. Để thể hiện chữ Hán từ ngàn xưa đã có những thể loại chữ mà thể thể hiểu nôm na là phôn chữ rất chi là rối rắm, mà qua đó cũng thể hiện được trình độ cao thấp của các sư phụ. Do đó mà có người cả đời học mãi vẫn chưa đâu vào đâu. Sơ sơ kể qua các kiểu chữ như chữ hành (gọi là thể Hán hành) lối viết trong như đi (hành nghĩa là đi ấy mà), chữ Khải (gọi là thể Hán khải) lối viết chững chạt nhưng vui vẽ (các tấu trình văn bản đều viết theo thể này), chữ Lệ (gọi là thể Hán lệ) lệ đây không phải là nước mắt là là to đẹp, chữ Triện (gọi là thể Hán triện) là lối chữ viết trang trọng bật nhất do đó trong các chùa, đình, lăng tẩm miếu mạo hay dùng chữ này và đặt biệt là chữ con dấu bởi vậy mới gọi đóng dấu là đóng triện, nhưng chữ triện đọc rất khó, và chữ thảo (gọi là thể Hán thảo hoặc thảo thư) tiếng Việt mình gọi là chữ tháu, bởi lối viết bay bướm viết giản nét tối thiểu, xưa kia những vị thâm nho viết chữ này trông như rồng bay phụng múa. Do đó lối chữ này sử dụng trong thư pháp là thịnh hành nhất. chữ Thảo và chữ triện xưa nay chỉ những hàng thư pháp gia thượng thủ mới dùng, bởi viết khó, đọc khó. Ngày nay có người cũng bắt chước võ vẻ được mấy đường còn sáng tác tự biên tự diễn loè đời lại còn cho là giỏi thư pháp đó chẳng qua là ếch ngồi đáy giếng đó thôi. Ngoài thể loại kiểu chữ viết như trên bạn cần phải hiểu chữ Hán hiện nay còn chia làm hai thể viết gọi là thể Phồn (viết đầy đủ) thể giản (viết gọn) còn có thể gọi là phồn thể hoặc giản thể. (còn tiếp)

Ų