23 tháng 1, 2009

VIẾNG CHÙA THẦY



VIẾNG CHÙA THẦY

Hữu duyên hạnh ngộ viếng chùa Thầy
Bồng Lai Tiên Cảnh chính nơi đây.
Thiên Phúc chùa Cao xanh bóng mát,
Thuỷ đình soi nước ngỡ trên mây.
Hang Gió cheo leo reo tiếng gió,
Cắc Cớ hang gì lại xuống đây?
Linh ứng thần thông nơi Phật Tích.
Truyền lưu trường cửu núi sông này!

8/2003- VIỄN THI CƯ SĨ

Chùa Thầy còn gọi là chùa
Thiên Phúc tự nằm ở chân núi Sài thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội chừng 25Km về phía tây. Chùa được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông (1072 - 1127), lưu dấu ấn tu hành của một vị cao tăng rất nổi tiếng thời Lý: thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chuyện kể rằng sau khi đắc đạo, thiền sư trở về giảng đạo, dạy học hái thuốc giúp dân, tổ chức những trò chơi như đá cầu, đánh vật, múa rối nước. Do đó dân chúng rất cảm phục nên mới gọi nhà sư bằng một danh xưng vừa trìu mến vừa gần gũi là "thầy". Bởi vậy chùa ngài tu là chùa Thầy, núi ngài hóa cũng là núi Thầy, làng ngài sống là làng Thầy, thậm chí đến cả tổng đó cũng được gọi là tổng Thầy.
Về kiến trúc, lúc đầu chỉ là một thảo am nhỏ mang tên Hương Hải am do thiền sư Từ Đạo Hạnh lập ra để tu tập. Sau mới xây thành qui mô lớn. Trước cửa chùa có hồ nước rộng gọi là Long Trì (ao rồng), giữa hồ có nhà thủy đình là nơi biểu diễn rối nước trong những ngày hội. Hai bên cầu có hai chiếc cầu lợp mái theo kiểu "thượng gia hạ kiều" (trên là nhà dưới là cầu). Bên trái là Nhật Tiêu Kiều thông ra tam phủ trên một đảo nhỏ giữa ao Rồng. Bên phải là Nguyệt Tiêu Kiều bắc qua ao lên núi. Toàn khu chính điện của chùa là một khuôn viên hình chữ nhật rộng khoảng 40m, dài chừng 60m, gồm ba tòa nhà to dài xây song song hình chữ tam, có hai dãy hành lang chạy kèm hai bên các đấu hối. Nhưng kỳ lạ thay cả ba ngôi bảo điện hình chữ tam đồ sộ như thế mà chỉ có 36 lỗ đục, còn gỗ được xếp chồng lên nhau nhưng lại rất vững chắc. Hai bên toà chính điện là gác chuông và gác chính nhô cao lên khỏi hai dãy hành lang. Đi tiếp là chùa Thượng, bàn giữa tượng Di Tà tôn ở trên, phía dưới là bệ đá trăm hoa (bách hoa đài) tạc từ thời Trần, trên để hòm sắc lịch triều tôn phong của thiền sư Từ Đạo Hạnh, phía dưới cùng là tượng thiên sư nhập định trên tòa sen vàng, gian bên trái thờ tượng toàn thân thiền sư bằng gỗ chiên đàn đặt trong khám. Rời chùa chính, du khách qua Nguyệt Tiêu Kiều là cổng "Bất nhị pháp môn" để lên núi. Đến lưng chừng núi ta gặp chùa Cao (Hiền Thụy am) với hang thánh hóa là nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh giải thi (trục xác). Leo lên tới đỉnh núi ta thấy một khoảng đất bằng phẳng xung quanh có nhiều mô đá châu vào. Đó là "chợ trời". Lại theo đường mòn chùa Cao ta đi vòng về phía sau, qua lối rẽ là tới hang Cắc Cớ. Hang rất tối, lối xuống hang rất dốc và trơn trợt muốn vào phải níu nhau mà đi. Tuy hai bên hang người ta đã tạo hai tay vịn bằng sắt cây dọc theo lối xuống tuy vậy khi bước xuống vẫn thấy có gì đó không chắc chắn lắm nên gây tâm lý rờn rợn, nếu đi một mình có lẽ người có lòng can đảm lắm mới dám xuống, ngoài của hang thì nóng nực vậy nhưng khi bước xuống một đoạn đã thấy mát lạnh. Về mùa mưa thì hơi nước toả ra mù mịt và rất lạnh. Bởi khó vì dốc và tối nên ở cửa hang dân địa phương đã có dịch vụ cho thuê đuốc, mỗi cây đuốc ở đây thuê với giá 15.000 đồng, nói thì cầm đuốc để cho sáng đường mà đi chứ kỳ thực sao nhìn xung quanh sao chỉ thấy tối om om, chỉ biết vị theo thanh thép và đi theo sau lưng người đi trước, chân phải thòng xuống do dò thử có đụng đá chưa mới dám bước tiếp. Thật ra đi như vậy cũng phiêu lưu thật nhỡ một người mà té ngã thì có mà lăn cả nhóm xuống đáy hang hậu quả chưa biết ra làm sao. Tương truyền đây là nơi tuẫn tiết của tướng quân họ Lã sau trận chống giặc ngoại xâm thất bại. Bên trong hang có một hang đá bên trong có nhiều đoạn xương mầu đen đen, trắng trắng, người địa phương rọi đuốc chỉ cho xem và bảo rằng đó là xương những tướng sĩ của nghĩa quân Hai Bà Trưng đã tử trận và chân cất tại đây, nghe cũng khó tin có đúng hay không, và nhìn xương từ xa xa không biết có phải xương hay không? thôi thì cứ tin là vậy. Ở hang cũng có khá nhiều nhủ đá, và nhiều lư hương thờ, thú vị nhất có nhủ đá tình yêu. Ai chưa có vợ có chồng, chưa có người yêu thì đến sờ vào sẽ có ngay, mà ai muốn có thêm người yêu nữa đến sờ cũng có thêm ngưòi yêu. Thế là đến đây ai cũng sờ vào khiến nhũ đá bóng loáng. Tôi lúc đó đã có vợ nhưng mà cũng rờ đôi cái để lấy hên!! Sau một hồi dạo hang Cắt Cớ lại quanh lên. Đúng là Cắt Cớ thật Cắt Cớ gì mà phải xuống dưới đó chớ. Ngày xưa có lẽ nơi này là nơi hò hẹn tình tứ của trai gái do đó mới có câu:

“Gái mong chồng vào hang Cắt Cớ
Trai chưa vợ mong hội chùa Thầy”
Từ hang Cắc Cớ lên, men theo sườn núi trông những cây sứ già(cây đại) rất cổ kính, ta đặt chân tới đền Thượng, nơi thờ thánh Văn Xương, nơi hội họp của Đông Kinh Nghĩa Thục xưa kia. Đi tiếp, ta sẽ xuống đến chùa Bối Am, hay còn gọi là một chùa một mái. Bên cạnh đó là hang Hút Gió, tại đay nhìn vách đá dựng đứng, hang đá nhìn từ trên cao trông phong cảnh hữu tình những có vẽ thần tiên cổ quái nếu dựng phim về cảnh tiên, hoặc đạo sĩ đang luyện linh đan thì thật tuyệt ở thềm đá Thái Lão, có bàn cờ tiên, có bia đá khác trên vách đá, nghe tiếng gió thổi hun hút, thật thú vị có vào mùa mưa gió mà ngồi trên này thì thật ly kỳ lắm đó. Khi xuống dưới núi có đền kỷ niệm Phan Huy Chú, Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Có một điều thú vị là trong quá trình leo núi du ngoạn du khách đều có thể thấy có một nơi ghi biển đề treo hẳn hoi là hang Bác Hồ. Cách ghi mới nhìn qua ai cũng không khỏi bật cười không hiểu sao chính quyền địa phương vẫn để như thế. Kỳ thực vùng núi này trong một giai đoạn Bác đã có đến ở và làm việc, có lẽ bảo đảm an ninh và an toàn khi tránh bom đạn.
Có một điều thần diệu và ly kỳ cho thấy thần thông linh ứng của Chùa Thầy là có thật. Có lẽ khi nói các bạn sẽ cho là tôi là người mê tín và có thể không tin... Nhưng có sao thì tôi nói vậy, đó cũng là điều tốt. Nhớ năm đó vào mùa thu là năm 2003. Tôi và một vài anh em trong công ty có chuyến công tác dài ngày tại Hà Nội, do ở lâu ngày nên không ở khách sạn mà thuê hẵn một phòng ký túc xá sinh viên tại Làng Sinh Viên (Hacinco) tại Thanh Xuân để ở và tiện cho việc đi lại khu vực này. Đây là một khu nhà sinh viên khá hiện đại vào bậc nhất thời ấy gồm có nhiều dãy nhà mỗi dãy cao 6 đến 7 tầng, nói chung khá khang trang hiện đại. Phòng chúng tôi thuê là người ở đầu tiên, mới toanh chưa từng có ai ở và ở tận tầng 4 hay 5 gì đó. Việc ăn ở nói chung là tuyệt vời khỏi phải bàn, sinh hoạt cũng rất là vui vẽ, ban đêm rực rỡ ánh đen và người ra vào sinh hoạt rất tấp nập, bên trong có cả cănting, quầy sách, hàng quần áo... nói chung như một đô thị thu nhỏ. Ấy vậy mà không hiểu làm sao cứ ban đêm tôi ngủ lại cứ bị những cơ ác mộng ma quái không nhớ rõ là thấy những gì, thấy lạ tôi mới kể cho anh em nghe và hỏi có ai thấy như vậy không? Có người bảo cũng mơ thấy như vậy. Tôi hay nói đùa có lẽ ban ngày tôi uống phải cái ly của thằng cha nào ăn thịt chó hay sao ấy, ai nghe cũng tức cười, bởi uống nước ngoài này là uống riêng quán khác chứ không chung với quán cơm. Cứ sà vào quán cóc nào đó gần vệ đường là có nước trà, bán theo từng cốc một, uống mấy cốc tính tiền mấy cốc...Việc nằm mơ thấy bậy bạ nhưng vậy nhưng cũng chả sao bởi vì tôi ngủ ngon lắm. Có một điều thần diệu đã xãy ra. Hôm đó anh Phát là người ở Viện công nghệ Hà Nội có ý rủ chúng tôi đi tham quan Chùa Thầy, bởi biết tính tôi là người rất thích đi du lịch đây đó nhất là những danh lam thắng cảnh. Chúng tôi đến và tham quan Chùa Thầy, thật là tuyệt vời cảng trí nơi đây thật đúng là thân tiên chi cảnh, bài thơ của tôi cũng thể hiện điều đó. Và trong lúc lên viếng chùa Cao tôi thấy có một bức tượng Phật Quan Âm in hình trên chiếc khánh (rẽ quạt) thật đẹp nên có mua là kỷ niệm. Khi trở về phòng ở mới đem bức tượng Phật ra ngắm và tìm cách bảo quản để mang về, có điều không thể cất vào va ly đồ đạt vì mất tính tôn kính, tôi thì tìm cách treo tạm ở trong phòng. Nhưng cũng chẳng biết treo ở đâu vì nhà mới phẳng lỳ tường sơn, thế là tôi treo tạm trên cây khung gỗ mắc màn. Điều linh ứng kỳ lạ mà chính tôi cũng không nghĩ, và mong đợi là chẳng hiểu sao từ đó đến ngày về là 3 tuần sau tôi ngủ ngon lành và không đêm nào mơ thấy điều gì kỳ quái nữa. Anh em ở đây và tôi có hỏi những người dân ở đây có bảo rằng trước đây khu đất này là khu mồ mả nhiều lắm sau qui hoạch làm khu Làng Sinh Viên. Tôi không phải là người mê tín dị đoan, không tin điều nhản nhí. Nhưng điều tôi kể là có thật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Ų